Below is an excerpt from Ho Chi Minh – An Appreciation by Wilfred Burchett. It was published in 1972 but its relevance in 2020 is obvious. It would be interesting to have a discussion, especially with young Vietnamese, about their interpretation of Burchett’s wartime reflections. Thanks to his son, George, for the heads-up.
If it all started with Ho Chi Minh, from where did he start? The answer and its implications could well be studied by members of the American “think tank” where such a high proportion of the most brilliant graduates from the most prestigious universities earn vast sums to dream up strategies to thwart the rather simple ideas on resistance warfare laid down by “Uncle” Ho.
In the computer-type jargon that the present generation of U.S. political scientists seem compelled to employ, there is no place for history, national identity or traditions, human sentiments and values in the various “models,” “scenarios” and “games” they project in dealing with “target” countries and peoples. If such values are considered at all, it is to design policies to denationalise such a people as the Vietnamese, force them to turn their backs on their own history and traditions and model themselves on a foreign image. Like so many other elaborate designs, this will fail. But the effort to overcome a “resistance culture” is made with great intensity.
It is no accident that captured resistance fighters are almost invariably portrayed semi-nude, up to their middles in mud or roped together neck-to-neck, being marched off by grinning G.I. supermen. Vietnamese must be made to feel that they are racial inferiors with no right to national identity. For public consumption they are “gooks,” “slopes” and “dinks;” a My Lai becomes a “Pinkville” its massacred inhabitants “oriental human beings” in official reports.
Reality is that the humblest Vietnamese peasant, even illiterate, is usually culturally and morally superior to his American adversary. He knows more about his country’s traditions and history-not only because there are a few thousand more years to know about-but because he quite literally absorbs it with his mother’s milk. He is saturated with his historical heritage by environment from his earliest years. Whether it is lullabies learned at his mother’s breast, legends from a wandering bard or storyteller, or from an itinerant theatre group portraying heroic episodes of two thousand years’ resistance to foreign aggression; whether it is curiosity as to the origins of the village “genie” (a rough approximation to a patron saint), very often a legendary hero, or family tales handed down for generations of the brave deeds of ancestors in defence of the Motherland, or of iniquitous sufferings at the hands of foreign oppressions crying out for revenge, the knowledge of two thousand years’ struggle against invaders is in the bloodstream of the humblest, mud-stained peasant. This alone is an inexhaustible source of courage and stoicism; of confidence in the future and contempt for those who try to wreck the present — qualities incomprehensible to the “think tank” specialists.”
Shalom (שלום), MAA
NHỮNG PHẨM CHẤT CỦA NGƯỜI VIỆT NAM MÀ CÁC CHUYÊN GIA CỦA “THINK TANK” KHÔNG THỂ HIỂU
(Tác giả: Mark Ashwill. Dịch: Ngô Mạnh Hùng)
Dưới đây là một đoạn trích từ bài viết “Một đánh giá về Hồ Chí Minh” của Wilfred Burchett. Bài viết được xuất bản vào năm 1972 nhưng sự liên quan của nó đối với năm 2020 là rất rõ ràng. Sẽ rất thú vị nếu có một cuộc thảo luận, đặc biệt là với những người Việt Nam trẻ tuổi, về cách giải thích của họ về những phản ánh thời chiến của Burchett. Cảm ơn con trai của ông, George, vì những thành công (từ những thông tin này – người dịch).
“Nếu tất cả bắt đầu từ Hồ Chí Minh, thì Hồ Chí Minh bắt đầu từ đâu? Câu trả lời và ý nghĩa của nó cũng được nghiên cứu rất nhiều bởi các thành viên của “think tank” của Mỹ (think tank: Viện nghiên cứu hoặc đơn giản là các nhóm nghiên cứu – người dịch), nơi một tỷ lệ rất cao những sinh viên tốt nghiệp xuất sắc nhất từ các trường đại học danh tiếng nhất kiếm được một khoản tiền khổng lồ để nghiên cứu, đề ra các chiến lược ngăn chặn những ý tưởng khá đơn giản về kháng chiến được đặt ra bởi Hồ Chí Minh, được người Việt Nam gọi là “Bác”.
Trong biệt ngữ kiểu máy tính mà thế hệ các nhà khoa học chính trị Hoa Kỳ hiện nay dường như bắt buộc phải sử dụng, không có chỗ cho lịch sử, bản sắc dân tộc hoặc truyền thống, tình cảm và giá trị của con người trong các “mô hình”, “kịch bản” và “trò chơi” khác nhau mà họ đưa vào các dự án áp đặt lên các quốc gia và dân tộc “mục tiêu”. Nếu xem xét những giá trị đó, đó là thiết kế các chính sách để biến người dân các nước trở thành phi quốc gia như đã thực thi với người Việt Nam, buộc họ quay lưng lại với lịch sử và truyền thống của chính mình và làm theo các hình mẫu của nước ngoài. Giống như rất nhiều thiết kế phức tạp khác, điều này sẽ thất bại. Nhưng nỗ lực để vượt qua một “nền văn hóa phản kháng” vẫn đang tiếp tục được thực hiện với cường độ rất cao.
Không phải ngẫu nhiên mà các chiến binh kháng chiến bị bắt hầu như luôn bị đối xử để được miêu tả trong tình trạng bán khỏa thân, phơi mình trong bùn hoặc bị buộc dây quấn cổ vào nhau, bị các siêu nhân lính viễn chinh Mỹ cười toe toét dắt đi. Người Việt Nam phải được đối xử như vậy để (công chúng phương Tây – người dịch) cảm thấy rằng họ là những kẻ thuộc chủng tộc hạ đẳng không có quyền sở hữu bản sắc dân tộc. Đối với sự tiêu dùng thông tin của công chúng, họ chỉ là “đồ chơi”, “máng trượt” và “đồ ăn vặt”; một Mỹ Lai trở thành một “Pinkville” (làng hồng, ám chỉ thân cộng sản – người dịch), những cư dân bị tàn sát của nó là “những sinh vật phương Đông giống người” trong các báo cáo chính thức.
Thực tế là người nông dân Việt Nam bình thường nhất, thậm chí mù chữ, cũng thường vượt trội hơn về mặt văn hóa và đạo đức so với đối thủ Mỹ của anh ta. Anh ấy biết nhiều hơn về truyền thống và lịch sử của đất nước mình – không chỉ là vì vài nghìn năm truyền thống – mà bởi vì anh ấy được hấp thụ nó theo nghĩa đen bằng sữa mẹ. Anh ấy được đắm chìm trong di sản lịch sử của dân tộc mình bởi môi trường từ những năm đầu tiên của cuộc đời. Cho dù đó là những bài hát ru được học bên vú mẹ, những truyền thuyết từ một người lang thang hay người kể chuyện, hay từ một đoàn kịch lưu động miêu tả những giai đoạn hào hùng của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm kéo dài hai nghìn năm; cho dù đó có phải là sự tò mò về nguồn gốc của “thành hoàng” của làng (tác giả dùng từ “thần đèn” vì tiếng Anh không có “thành hoàng” – người dịch), thường là một anh hùng huyền thoại, hoặc những câu chuyện gia đình được lưu truyền qua nhiều thế hệ về những chiến công dũng cảm của tổ tiên trong việc bảo vệ Tổ quốc, hay về những nỗi đau khổ tột cùng trỗi dậy kêu gào trả thù giặc ngoại bang, kiến thức về cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm của hai nghìn năm đã nằm trong dòng máu của người nông dân chân lấm tay bùn khiêm nhường nhất đó. Chỉ riêng điều này đã là một nguồn vô tận của lòng dũng cảm và chủ nghĩa khắc kỷ; tin tưởng vào tương lai và khinh thường những kẻ cố gắng phá hoại hiện tại – những phẩm chất mà các chuyên gia “think tank” không bao giờ có thể hiểu được”.
===
P/s: tôi sẽ dịch tiếp toàn văn bài viết trên của Wilfred Burchett. Cám ơn anh, Mark Ashwill, về nguồn của bài đăng.