Balancing Solidarity & Individualism in the COVID-19 Era and Beyond: a View from Vietnam

Image courtesy of Zing

By contrast, Vietnam is well-positioned with a younger generation that is more individualistic than that of its parents because of their country’s integration into the global community, the Internet, and the fact that they are growing up in a time of peace with no (physical) external enemies, yet still possesses a strong sense of solidarity (“mutual support within a group”) and identification with the collective, which is heightened in times of crisis. COVID-19 was presented and understood as an invisible enemy against which the people had to unite.

Follow this link to read the unedited English version of an article of mine that was published on 11.9.20 in Vietnamese by Zing, a leading news and media website that ranks 13th in Viet Nam and 570th globally with 90.83 million total visits in August 2020.

Shalom (שלום), MAA

4 thoughts on “Balancing Solidarity & Individualism in the COVID-19 Era and Beyond: a View from Vietnam

  1. Unedited Vietnamese translation of English article:

    CÂN BẰNG GIỮA TINH THẦN ĐOÀN KẾT VỚI TRÁCH NHIỆM CÁ NHÂN TRONG KỶ NGUYÊN COVID-19 VÀ XA HƠN NỮA: GÓC NHÌN TỪ VIỆT NAM
    (Tác giả: Mark A. Ashwill. Dịch: Ngô Mạnh Hùng)

    Một đồng nghiệp Việt Nam gần đây đã hỏi tôi câu hỏi quan trọng và đúng lúc trong thời đại COVID-19 và hơn thế nữa:
    “Đoàn kết đôi khi được gọi là ‘chủ nghĩa tập thể’. Tôi muốn nhìn thấy ở các con gái của tôi và thế hệ trẻ của chúng tôi, nói chung, cả tinh thần cá nhân (ý thức mạnh mẽ về bản thân), cân bằng với tinh thần đoàn kết/chủ nghĩa tập thể. Sau hàng chục năm làm việc với giới trẻ ở Mỹ và Việt Nam, làm thế nào (nếu có một công thức như vậy) để một thành viên của thế hệ cũ như tôi có thể giúp thế hệ trẻ đạt được điều đó?”.

    PHẢN ỨNG ĐỐI VỚI ĐẠI DỊCH
    COVID-19 ở cả hai quốc gia cung cấp một phần câu trả lời cho câu hỏi này. Việt Nam đã hành động nhanh chóng và dứt khoát để ngăn chặn vi rút coronavirus bằng cách đóng cửa biên giới với Trung Quốc, cấm các chuyến bay từ các nước, không cấp thị thực cho công dân nước ngoài, truy tìm liên lạc và lộ trình tiếp xúc, kiểm dịch, và ngừng hoạt động trên toàn quốc trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, các hành động của chính phủ sẽ bị kém hiệu quả nếu người dân không hợp tác bằng cách đeo khẩu trang, giãn cách xã hội và đến một thời điểm, họ chỉ rời khỏi nhà vì những thứ thiết yếu nhất.

    Ngược lại, Hoa Kỳ, được dẫn dắt bởi một nhà lãnh đạo bất tài, tàn nhẫn và tự cao tự đại, người đã chính trị hóa một vấn đề sức khỏe cộng đồng và về cơ bản không làm gì cả, mơ tưởng và nói nhiều lần rằng COVID-19 sẽ biến mất một cách kỳ diệu, và thậm chí còn sử dụng cảnh sát vũ trang đàn áp người biểu tình, những người yêu cầu quốc gia của họ mở cửa lại nền kinh tế, tất cả đều không đeo khẩu trang và không tuân theo các khuyến nghị về giãn cách xã hội, đã không thể ngăn chặn coronavirus và hiện đang phải trả cái giá cuối cùng, cả về con người và kinh tế, không có hồi kết.

    TRÁI ĐẮNG CỦA CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN
    Chẳng hạn, sự phản đối phi lý và phản tác dụng đối với việc đeo khẩu trang phản ánh chủ nghĩa cá nhân siêu đẳng đang ngự trị tối cao ở Hoa Kỳ, một quốc gia mà quyền cá nhân thường vượt trội hơn quyền của xã hội, tức là của cộng đồng. Chủ nghĩa cá nhân theo trạng thái ma tuý này là một khái niệm biến thái về tự do, trong đó tự do cá nhân được ưu tiên hơn Tự Do, trong trường hợp này, là quyền được an toàn trước việc bị nhiễm COVID-19 và có thể tử vong – trực tiếp hoặc gián tiếp.

    Các “bữa tiệc coronavirus” được báo cáo rộng rãi ở Mỹ là một ví dụ đặc biệt kinh hoàng về quan điểm lệch lạc về tự do và sự coi thường trắng trợn đối với mạng sống con người. Một trong số hàng nghìn bình luận phản ứng với một bài báo về việc những người trẻ tuổi ở Alabama tổ chức các sự kiện này đến từ một học sinh tại một trường năng khiếu ở Hà Nội, người đã nhận xét rằng “mức độ ngu ngốc có tương quan tỷ lệ thuận với sự phát triển của quốc gia”. Một ví dụ khác, nguy hiểm và mỉa mai không kém là đích thân Tổng thống Mỹ đã tổ chức một cuộc mít tinh chính trị ở Tulsa, Oklahoma, và sau đó các vụ COVID-19 ở thành phố đó đã tăng đột biến.

    SỨC MẠNH ĐOÀN KẾT XÃ HỘI
    Ngược lại, Việt Nam có vị thế tốt với một thế hệ trẻ hiện nay đang sống với chủ nghĩa cá nhân cao hơn thế hệ cha mẹ vì sự hội nhập toà cầu của đất nước họ, sự phát triển của Internet và thực tế là họ đang lớn lên trong thời kỳ hòa bình, không có kẻ thù xâm lăng từ bên ngoài. Nhưng cùng với chủ nghĩa cá nhân, họ vẫn có tinh thần đoàn kết mạnh mẽ (hỗ trợ nhau theo nhóm) và sự đồng nhất với xã hội, điều này đã được nâng cao trong thời gian khủng hoảng. COVID-19 được giới thiệu và được hiểu như một kẻ thù vô hình mà nhân dân phải đoàn kết lại (chống dịch như chống giặc. Sự đoàn kết này đảm bảo rằng hầu hết mọi người sẽ cư xử theo cách cảm thông và nhân ái khi cần thiết.

    Một điểm khác biệt chính giữa hai quốc gia là thế mạnh hơn hẳn nhiều cấp độ của Việt Nam là số người Việt Nam yêu nước nhiều hơn Hoa Kỳ tính theo phần trăm tổng dân số (hầu hết người Mỹ nhầm lẫn lòng yêu nước với tư tưởng độc hại và thống trị của chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi).

    Lòng yêu nước được định nghĩa là “tình yêu hoặc sự tận tâm với đất nước của một người”, bao gồm tất cả nhân dân của quốc gia. Nó “đặt đất nước lên trên bản thân,” như Adlai Stevenson từng nhận xét. Chủ nghĩa cá nhân, được định nghĩa là “thói quen hoặc nguyên tắc độc lập và tự chủ”. Tinh thần đoàn kết được định nghĩa là “sự thống nhất hoặc đồng ý về cảm giác hoặc hành động, đặc biệt là giữa các cá nhân có lợi ích chung, hỗ trợ lẫn nhau trong một nhóm”, không có nghĩa là các nhóm loại trừ lẫn nhau. Tất cả là vấn đề về mức độ và sự cân bằng. Tốt nhất, các quyền của cá nhân không nên thay thế các quyền của tập thể và ngược lại. Mỹ rất cần tìm cách tạo ra sự cân bằng này trong khi Việt Nam cũng cần phải nỗ lực duy trì nó.

    Ở cấp độ cơ bản nhất, quyền công dân đòi hỏi một số quyền và nghĩa vụ, bao gồm cả cảm giác được kết nối và thuộc về xã hội mà một người đang sống. Nó cũng có thể được định nghĩa là “chất lượng phản ứng của một cá nhân đối với tư cách thành viên trong cộng đồng”. Nói cách khác, không có cá nhân nào có là một hòn đảo độc lập. Cũng như thế giới phụ thuộc lẫn nhau, các cộng đồng đấy nước khác nhau cũng vậy, một số may mắn nhận thức được thực tế này nhiều hơn những xã hội ở đất nước khác.

    Bằng cách đó, hầu hết người Mỹ có nhiều điều để học hỏi từ người Việt Nam. Chủ nghĩa dân tộc, được định nghĩa là lòng trung thành và sự tận tâm đối với một quốc gia; đặc biệt là ý thức dân tộc đề cao một quốc gia này lên trên tất cả các quốc gia khác, và đặt trọng tâm hàng đầu vào việc thúc đẩy văn hóa và lợi ích của quốc gia đó trái ngược với các quốc gia hoặc các nhóm siêu quốc gia khác, là một rào cản ghê gớm trên con đường dẫn đến sự giác ngộ.

    LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC SỰ CÂN BẰNG GIỮA CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN VÀ ĐOÀN KẾT XÃ HỘI?
    Nếu có công thức về điều đó thì rõ ràng Việt Nam đã có sẵn một số nguyên liệu cần thiết. Nó đơn giản là chỉ cần duy trì sự cân bằng hiện có giữa chủ nghĩa cá nhân và sự đoàn kết xã hội. Điều này bao gồm việc tạo cho những người trẻ tuổi sự khích lệ cần thiết và không gian để phê bình một cách xây dựng đất nước của họ, nhằm cải thiện đất nước của họ. Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ J. William Fulbright đã từng tuyên bố rằng: “Sự chỉ trích đất nước từ một người nghĩa là làm cho nó một dịch vụ và dành cho nó một lời khen. Nó là một dịch vụ vì có thể giúp thúc đẩy đất nước làm tốt hơn những gì đang làm; đó là một lời khen ngợi bởi vì nó chứng tỏ một niềm tin rằng đất nước có thể làm tốt hơn những gì đang làm”, đó là một sự chắt lọc xuất sắc tinh hoa của lòng yêu nước. Hầu hết người Mỹ sẽ có thể làm việc tốt hơn nếu xem lại và làm theo lời khuyên bất hủ của Fulbright.

    Một cuộc khảo sát của Hội đồng Anh đối với thế hệ trẻ Việt Nam cho thấy 72% người được hỏi tin rằng đất nước của họ sẽ tốt đẹp hơn trong 15 năm tới so với năm 2019, điều này phản ánh sự lạc quan được ghi nhận rõ ràng của người dân Việt Nam. Các mối quan tâm và đề xuất của họ tập trung vào vấn đề tham nhũng, can dự chính trị, bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, cải thiện nền kinh tế và kiến thức kinh doanh.

    Một trong những lời phàn nàn là những người trẻ tuổi Việt Nam “cảm thấy mất kết nối với các vấn đề quốc gia mang tính chất rộng lớn”. Giới trẻ hàng ngày thấy mình có rất ít quyền lực để ảnh hưởng đối với xã hội, có lẽ ngoại trừ thông qua mạng xã hội và những người bạn thân của họ. Họ khao khát khả năng nói chuyện cởi mở về những vấn đề được nhìn nhận trong xã hội: họ muốn có tiếng nói. Hơn nữa, họ muốn thấy những hành động hữu hình được thực hiện để đáp lại. Họ muốn được lắng nghe. Mong muốn được nói và lắng nghe một cách cởi mở về các vấn đề xã hội là một ví dụ về sự cân bằng lành mạnh giữa chủ nghĩa cá nhân và sự đoàn kết xã hội, mà thực chất là lòng yêu nước.

    Dựa trên những gì tôi đã thấy trong suốt một thập kỷ rưỡi sống ở Việt Nam, sự cởi mở và sẵn sàng học hỏi từ các quốc gia khác như những hình mẫu tích cực và tiêu cực phản ánh khuynh hướng tự nhiên đối với quyền công dân toàn cầu, có nghĩa là cảnh quan trí tuệ, la bàn đạo đức, cảm giác kết nối và thuộc về thế giới mở rộng của tất cả nhân loại.

    Lòng trung thành và sự tận tâm đối với đất nước của một người không loại trừ các quyền và trách nhiệm của công dân toàn cầu với tư cách là thành viên của cộng đồng toàn cầu. Trong trường hợp thực tế nhân đạo và công bằng này, “lợi ích quốc gia” không phải là điều tối quan trọng mà còn bị khuất phục và so sánh với lợi ích của đồng loại ở các quốc gia khác.

    Trong một thế giới toàn cầu hóa, tư duy này là một lý do khác để có thể lạc quan về tương lai của Việt Nam cả ở trong và ngoài nước. Trong khi đó, trước sự tổn hại của mình và của cộng đồng quốc tế, phần lớn nước Mỹ vẫn sa lầy trong một hỗn hợp suy nhược giữa chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và chủ nghĩa tư bản.

Leave a Reply

Please log in using one of these methods to post your comment:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s