
It’s rare and refreshing to see something so honest in print. It’s a sensitive issue but also an important one. When talking about foreign direct investment (FDI) in Viet Nam or wherever, the human element, which should always be of paramount importance in the spirit of people over profits, is too often neglected or overlooked. (I’ve been guilty of this myself on occasion in touting Viet Nam’s economic success story with too much emphasis on the macro to the detriment of the micro.)
Here’s an excerpt that I hope will whet your appetite for more.
I used to work in a Chinese company’s toy factory located in an industrial park. My job was to clean the toys by using a small piece of alcohol-soaked cloth to wipe away spilt paint. Having to sit all day in the factory in intense summer heat, the loud noises of engines, the shouts of team managers and the smell of paint and plastic was a tiring experience – physically and mentally exhausting.
There were so many times I wanted to quit. But I would reason with myself: “Hasn’t mother been working here for years? I am a worker, so who am I to demand anything? I can only accept this.” Each time I thought I would take advantage of the toilet break to get some rest, I would turn back from the lavatory doors without entering because the stench was terrible.
For lunch, everyone was given coupons to exchange for food at the cafeteria, but most people brought lunch with them from home. The food prepared by the company for workers was difficult to swallow. The rice was dry and hard, the fish looked like fish but didn’t taste like fish, and the broth was just salty water with a few stalks of vegetables.
Every once in a while, I was also assigned to clean out the trash. The work was tough, but I endured it for the monthly wage of VND3.5 million ($150.95), which was a rather large sum for me then.
The substandard working conditions, a common problem, can be regulated by the government. Companies that are not caring and responsible should be forced to be. Ditto for the salary. People have the right to safe working conditions, a living wage, and good benefits. They should be appreciated for their work not exploited in the relentless pursuit of profit.
This of course is the Achilles heel of capitalism. Most people are obliged to sell their labor and are at the mercy of the entity with which they enter into that agreement. Some are more progressive than others. For others, human beings, with their own needs, hopes, and dreams, are simply cogs in a machine, a means to an end: production. It is not only about the “eagles” at the top of the economic food chain. The less regulated a capitalist system is, the more opportunity for exploitation and other abuses, including environmental pollution, and the potential for an oligarchy to evolve.
Viet Nam, which boasts a self-proclaimed “socialist-oriented market economy,” must ensure that the relationship between worker and employer is both fair and equitable. Just look at the various types of capitalism that exist around the world, e.g., the USA contrasted with many European countries. The role of government is key in ending the kind of exploitation Ms. Ly describes in her article. So is worker consciousness, which differs from country to country.
Investment is good but at what human cost? The author concludes with an obvious rhetorical question: As long as such factories like the one that my mother works for exist, can we still be proud of our labor market, or as some call it, Vietnam’s ‘national competitive advantage?‘
Shalom (שלום), MAA
About 1.4 million Vietnamese children suffered exploitation last year, including those in illegal employ, according to the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs. The government is aiming at multiple solutions to prevent child abuse and exploitation, including public education and improving child protection services.
“Teenage boy escapes beatings, starvation dished out by employers”
https://e.vnexpress.net/news/news/teenage-boy-escapes-beatings-starvation-dished-out-by-employers-4195869.html
Vietnamese translation by Ngô Mạnh Hùng (https://www.facebook.com/dochanhdangson/posts/748233099110965)
SUY NGHĨ VỀ SỨC HÚT CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI “NHỮNG CHÚ ĐẠI BÀNG”
(Lê Thị Lý, https://e.vnexpress.net/…/turning-an-eagle-eye-on-vietnam-s…
. Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, đặt ra nhiều vấn đề về vĩ mô và trách nhiệm của Công đoàn)
Tôi không phải là một chuyên gia. Chắc chắn nhất, tôi không phải là một nhà kinh tế học. Tôi chỉ nói từ kinh nghiệm của một người lao động phổ thông bình thường.
Cho đến một vài năm trước, khi còn là sinh viên đại học, tôi và bạn tôi thường dành kỳ nghỉ hè như công nhân nhà máy để kiếm tiền và giúp cha mẹ trả học phí. Thành thật mà nói, ba tháng đó giống như ba thế kỷ.
Tôi từng làm việc trong một xưởng sản xuất đồ chơi của công ty Trung Quốc nằm trong khu công nghiệp. Công việc của tôi là làm sạch đồ chơi bằng cách dùng một mảnh vải nhỏ tẩm cồn để lau sạch vết sơn bị đổ. Phải ngồi cả ngày trong nhà máy dưới cái nóng gay gắt của mùa hè, tiếng động cơ ồn ào, tiếng la hét của các quản lý đội và mùi sơn và nhựa là một trải nghiệm mệt mỏi – mệt mỏi về thể chất lẫn tinh thần.
Đã có rất nhiều lần tôi muốn bỏ cuộc. Nhưng tôi lại tự lý luận: “Mẹ làm ở đây bao nhiêu năm rồi sao? Tôi là công nhân, vậy tôi là ai mà đòi hỏi gì? Tôi chỉ có thể chấp nhận điều này”. Mỗi lần tranh thủ giờ tan ca để nghỉ ngơi, tôi lại quay ra từ cửa nhà vệ sinh không dám bước vào vì mùi hôi thối kinh khủng.
Đối với bữa trưa, mọi người được phát phiếu để nhận thức ăn tại căng tin, nhưng hầu hết mọi người đều mang theo bữa trưa từ nhà. Thức ăn công ty chuẩn bị cho công nhân rất khó nuốt. Cơm thì khô cứng, thức ăn trông giống cá nhưng không có vị tanh, nước dùng chỉ là nước pha muối với vài cọng rau.
Thỉnh thoảng, tôi cũng được giao nhiệm vụ dọn rác. Công việc khá vất vả, nhưng tôi đã chịu đựng được với mức lương hàng tháng là 3,5 triệu đồng (150,95 USD), đây là một số tiền khá lớn đối với tôi khi đó.
Cuối cùng, tôi đã cố gắng chịu đựng được vài mùa hè trong nhà máy đó, chủ yếu bằng cách nghĩ về mẹ tôi. Bà đã làm công nhân ở đó hơn tám năm nay. Bà đã trải qua hầu hết các phòng ban và công đoạn sản xuất – lắp ráp, sơn, may, vận hành máy ép nhựa, v.v. Bộ phận sơn là độc hại nhất trong số đó.
Bạn chắc hẳn đang thắc mắc tại sao chúng tôi không lên tiếng về điều kiện làm việc khủng khiếp. Nhưng mẹ tôi giải thích rằng nếu chúng tôi lên tiếng, vấn đề vẫn không được giải quyết mà chúng tôi lại sẽ để lại ấn tượng xấu cho các nhà quản lý. Điều này có nghĩa là, trong trường hợp tốt nhất, cũng sẽ đối mặt với các hành vi quấy rối tinh vi bằng cách bị điều chuyển đi khắp nơi. Tốt hơn là cứ im lặng và tiếp tục làm việc để kiếm lương hàng tháng, bà nói.
Tôi không nói rằng tất cả các nhà máy sử dụng lao động phổ thông ở Việt Nam, do các doanh nghiệp trong nước hoặc FDI điều hành, đều có các điều kiện giống như nhà máy mà mẹ tôi làm việc. Chắc chắn có những công ty quan tâm nhiều hơn đến môi trường và sức khỏe của người lao động. Tuy nhiên, điều kiện làm việc tồi tệ và đối xử tệ bạc với người lao động không phải là một số ít ngoại lệ.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thống kê, mỗi năm có 500-700 người chết vì tai nạn lao động. Tệ hơn nữa, một đại diện của cơ quan này cũng thừa nhận số vụ tai nạn lao động có thể cao gấp nhiều lần trên thực tế. Năm 2019, tỉnh phía Nam Bình Dương, nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, ghi nhận 845 vụ tai nạn. Trong đó có 37 vụ gây chết người với 41 người chết và 113 vụ gây thương tật từ 31 đến 96%.
Sau một số vụ tai nạn lớn tại nơi làm việc, các chuyên gia và những người khác sẽ cân nhắc về môi trường không an toàn, nhu cầu cải thiện việc tuân thủ các quy định an toàn, v.v. Tuy nhiên, không có sự quan tâm thực sự nào đến điều kiện làm việc hàng ngày. Hầu như không có bất kỳ đề cập nào đến điều này. Tôi biết từ kinh nghiệm cá nhân rằng vấn đề này không được xem xét như việc mọi người thảo luận về số người chết, số người bị thương, các vụ ngộ độc thực phẩm và vv. Việc nó hầu như bị bỏ qua không có nghĩa là nó không tồn tại.
Dù ít hoặc không có kịch tính, điều kiện làm việc lặng lẽ luôn ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động – từng chút một – mỗi ngày.
CƠ HỘI CHO AI, ĐỂ LÀM GÌ?
Những ngày này, đang có sự phấn khích về các cơ hội hậu Covid-19 của Việt Nam. Tôi thấy các lãnh đạo ngành hay các nhà quản lý địa phương đang hăng hái kêu gọi cả nước nhanh chóng “chuẩn bị tổ ấm cho những chú đại bàng” để đón làn sóng chuyển doanh nghiệp từ nơi khác đến đầu tư sản xuất tại Việt Nam.
Thành công của Việt Nam trong việc khống chế Covid-19 đã trở thành một công cụ thúc đẩy Việt Nam thu hút đầu tư. Nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu đã thúc đẩy việc chuyển dịch cơ sở sản xuất của các công ty đa quốc gia đến Việt Nam.
Jacques Morisset, nhà kinh tế hàng đầu của Ngân hàng Thế giới và là Trưởng đại diện tại Việt Nam, nói rằng “Covid-19 đã tạo ra một cơ hội đặc biệt cho Việt Nam”. Cụ thể, sản xuất công nghiệp và lĩnh vực chế biến, chế tạo đang phát triển mạnh trở lại trong “trạng thái bình thường mới”.
Khảo sát các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo cho thấy khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là lạc quan nhất, với 82,8% số người được hỏi dự đoán tình hình sản xuất kinh doanh sẽ cải thiện vào cuối năm.
Tôi hiểu sự nhiệt tình này, nhưng nó cũng khiến tôi không thoải mái – không phải vì bất kỳ ngụ ý nào về Covid-19 hay một số biến số không thể đoán trước khác, mà bởi vì, bất kể tình huống, bình thường hay bình thường mới, chúng ta vẫn không có môi trường tốt hơn cho tất cả người lao động trong cả nước, đặc biệt là đối với phân khúc “lao động phổ thông”.
Trong số những người hào hứng với viễn cảnh làn sóng nhà máy dịch chuyển sang Việt Nam, có mấy ai quan tâm đến môi trường sống và làm việc của người lao động Việt Nam? Tôi hy vọng rằng tất cả những người hào hứng chuẩn bị thu hút đầu tư nước ngoài hãy thử, chỉ một lần, đến thăm người lao động và hỏi họ muốn gì từ cuộc đua “thu hút đại bàng làm tổ” này.
Mẹ tôi vẫn làm việc ở nhà máy sản xuất đồ chơi đó. Mỗi ngày làm việc, bà đều mang theo hai chai nước. Khi tôi hỏi mẹ lý do tại sao, bà nói: “Họ đã khóa vòi nên mẹ phải mang theo chúng khi khát”. Tôi đau lòng khi nghe điều này. Tôi đã nhiều lần yêu cầu bà nghỉ việc nhưng bà không chịu. “Mẹ là công nhân, mẹ có là ai mà có thể đưa ra yêu cầu” là điệp khúc của mẹ tôi.
Câu trả lời của mẹ đã buộc tôi phải nhận ra. Đầu tiên, tôi không thể ép buộc cách suy nghĩ của mình lên mẹ và người khác. Và mặc dù vậy, mọi người đều có quyền làm việc, được công nhận giá trị của họ trong gia đình và cộng đồng, có quyền kiểm soát cuộc sống của chính họ. Trong phép đo giá trị này, người lao động có giá trị tương tự như kỹ sư, giám đốc hoặc công chức. Về cơ bản, đối với một nền kinh tế định hướng xuất khẩu như Việt Nam, họ là một phần rất lớn trong việc thu hút đầu tư nước ngoài và một phần rất lớn để duy trì nó.
Thứ hai, nhiều công nhân như mẹ tôi và những người bạn của bà ở nhà máy đã quen với vị trí ở thế yếu, và chính điều này, việc họ chấp nhận thực tế, rằng họ có rất ít khả năng thương lượng, đã giữ cho hệ thống tiếp tục hoạt động, trong khi các nhà kinh tế và các chuyên gia khác giữ vững tầm quan trọng của “thị trường lao động cạnh tranh” và bày tỏ lo ngại về “chi phí lao động tăng”.
Như tôi đã nói ở phần đầu, tôi không phải là một chuyên gia.
Vì vậy, tôi có một câu hỏi. Chừng nào những nhà máy như nơi mẹ tôi làm việc còn tồn tại, liệu chúng ta có thể tự hào về thị trường lao động của mình, hay như một số người gọi là “lợi thế cạnh tranh quốc gia” của Việt Nam?
===
Ảnh: một phân xưởng của công ty may mặc ở Long An.
Related article in the US context. “To reverse inequality, we need to expose the myth of the ‘free market’” https://www.theguardian.com/commentisfree/2020/dec/09/inequality-free-market-myth-billionaires