Thiết lập thông tin chính xác, nghiêm túc

SBTN

Đây là bài cuối cùng tôi viết trong năm 2014, một năm thành công trên nhiều mặt. Dưới đây, tôi xin kể một tình huống đã trải qua khi dùng internet để dẫn chứng thêm nhận định về Internet , công cụ vừa mang lại những tiện ích, vừa là mối hiểm họa khó lường. Và bài học rút ra ở đây là gì? Hãy đọc, tiếp thu mọi thứ bằng đầu óc phân tích khôn ngoan, kiểm tra rõ ràng các nguồn và luôn đặt câu hỏi về nội dung. Hãy dừng lại và suy nghĩ trước khi đâm đầu theo hiệu ứng đám đông.

Vào cuối tháng 10, Đài truyền hình truyền thông Sài Gòn (SBTN) ở Garden Grove, CA, USA phát hành một bài viết (Không tìm thấy trang/Page Not Found), trích dẫn bài viết của tôi, kèm theo một danh sách các tổ chức giáo dục bậc cao không được kiểm định tại Mỹ đã được đăng tải ở đây từ năm 2010. Trước khi bài báo này được gỡ xuống (tôi có thể đoán được lý do, nhưng nếu chưa rõ ràng, tôi thiết nghĩ không nên phỏng đoán ở những diễn đàn chung), nó đã có mặt trên rất nhiều các blogs khác nhau và tôi cũng nhận thấy lượng truy cập vào trang blog cá nhân An International Educator in Vietnam tăng lên. Ngoài ra, tôi còn nhận được email cảm ơn về bài viết. Thực ra, danh sách kia được lấy từ 1 bài viết từ năm 2010 của tôi và được tôi cập nhật lại vào năm 2012. Nói cách khác, đó là thông tin đã lỗi thời, được xào lại để sử dụng vào mục đích chính trị . Vậy tại sao lại có việc bài báo này dựa trên những nguồn tin đã lỗi thời nhằm phục vụ các mục đích chính trị khác nhau? Hãy đọc thêm để hiểu rõ hơn về điều này.

Động cơ của bài báo của SBTN là nhằm bắt giữ Hà Văn Thắm, cựu chủ tịch Ocean Bank. Vào năm 2012, ông Thắm đồng ý cho công ty bất động sản Trung Dung vay số tiền 500 tỉ đồng (23,5 triệu đô la) mà không cần thế chấp. Các phương tiện thông tin đại chúng cho rằng công ty Trung Dung có khả năng bị vỡ nợ. Đến cuối năm 2013, tổng giá trị tài sản của ông Thắm đạt đến con số 1500 tỉ đồng (khoảng 70.7 triệu đô la), nâng ông lên vị trí thứ 8 trong số những người giàu nhất trên thị trường chứng khoán, cũng như tỉ phú ngân hàng tính theo giá trị đồng nội tệ.

Trên tài khoản LinkedIn và Wikipedia, ông Thắm nói mình “có bằng cử nhân Đại học Thương mại và bằng thạc sỹ tại trường Đại học Columbia Commonwealth. Ông cũng là tiến sỹ chuyên ngành Quản trị Kinh doanh trường Đại học Công nghệ Paramount”. Cả 2 trường đại học này đều không được cấp chứng nhận kiểm định tại Hoa Kỳ và có tên trong danh sách tôi nói trên, tạo ra một câu chuyện ngoài lề nhanh chóng trở nên rầm rộ trên các diễn đàn, bao gồm cả diễn đàn này. Cũng như nhiều trường hợp khác, nó đơn giản chỉ là một bài viết được SBTN sao chép từ bài blog gốc của tôi, đăng lên và sau đó đã phải gỡ xuống.

diploma-mills-top

Xuất phát từ Quận Cam, Cali, không có gì quá ngạc nhiên nếu như các bài viết của SBTN luôn mang màu sắc chính trị. Ví dụ, họ đưa thông tin sai lệch rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT – MoET) không lên tiếng gì về vấn đề này, và đổ lỗi cho Chính Phủ Việt Nam đã không có bất kỳ động thái gì. Trên thực tế, như tôi đề cập đến trong một bài viết vào tháng 8 năm 2010, bộ GD&ĐT đã không chấp nhận các chương trình liên kết bất hợp pháp và thông báo sẽ không công nhận bằng cấp của những chương trình liên kết được giảng dạy bởi các trường quốc tế không có chứng nhận kiểm định. Nhân đây, tôi cũng xin nói luôn về vấn đề này:

Dường như đây là một câu chuyện với hồi kết có hậu. Vào tuần thứ 2 của tháng 8, Giáo sư Nguyễn Xuân Vang, Giám đốc ban phát triển Giáo dục Quốc tế của bộ GD&ĐT đã trả lời trong một buổi phỏng vấn rằng những chương trình liên kết không hợp lệ sẽ bị coi là phạm pháp và bộ giáo dục sẽ không công nhận bằng cấp từ các chương trình liên kết giữa Việt Nam và các đối tác nước ngoài không được kiểm định. Theo dõi bản dịch tiếng Anh ở link này: Bộ giáo dục sẽ từ chối các chứng chỉ, bằng cấp được trao bởi những những chương trình liên kết kém chất lượng. Đây là những gì ngài Giáo sư yêu cầu, như liều thuốc giảm đau cho vấn đề xã hội nhức nhối này.

Tôi nhớ đến nhà cựu lãnh đạo cũ của Trung Quốc Deng Xiaoping, người từng nói “Hãy mở cửa sổ ra, hít thở không khí trong lành, đồng thời tiêu diệt hết ruồi muỗi và côn trùng”. Ở Việt Nam,khi mà những cánh cửa đang được mở ra, tôi cảm nhận cũng như nhìn thấy rất rõ những màn chắn được dựng lên bên cạnh những cánh cửa đó, để bảo vệ quyền lợi cho học viên.

Một điểm nữa mà bài báo của SBTN lẽ ra nên nhắc tới, nếu như những người biên tập bỏ đi nhận thức mù mờ , về việc những dịch vụ lừa đảo đang hoạt động(hoặc đã và đang hoạt động) tại Việt Nam đều có trụ sở ở Mỹ. Vậy tại sao chính phủ Mỹ không xây dựng nên một quy chế quốc gia để ngăn cấm các trường Đại học lừa gạt sinh viên, làm ô nhiễm thị trường lao động với những bằng cấp và chứng chỉ giả mạo, làm hoen ố danh tiếng của nền giáo dục bậc cao Hoa Kỳ? SBTN lờ đi thực tế rõ ràng này vì đó không dính vào mục tiêu chính trị của họ.

MAA

NOTE:  This is the Vietnamese version of this 31.12.14 post:  Journalism or Political Ax-Grinding?: Setting the Record Straight

Leave a Reply

Please log in using one of these methods to post your comment:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s