Constructive Criticism Rooted in Respect: A View from Vietnam

Here’s my latest essay for CounterPunch. If you like this excerpt, follow this link to read the article in its entirety!

I recently penned an essay about the scourge of environmental pollution in Viet Nam that was published by a major media outlet. Shortly after posting the article on LinkedIn, Mr. Pierre, a Frenchman living in Viet Nam, left a comment that left me dumbfounded: I am a French citizen… As France is a former colonial country, I cannot blame Vietnam even when I dislike.

In other words, because Mr. Pierre has the passport of a former colonial power that brutally exploited Vietnam and its people until it was decisively defeated at the Battle of Điện Biên Phủ in 1954, he doesn’t have the right to constructively criticize anything that is happening here in 2021.

Vietnam and presumably other countries that France colonized get an unlimited pass on any societal problem, big or small. What does that have to do with the existential problem of air and water pollution? You guessed it: absolutely nothing.

Shalom (שלום), MAA

One thought on “Constructive Criticism Rooted in Respect: A View from Vietnam

  1. PHÊ BÌNH MANG TÍNH XÂY DỰNG CHÍNH LÀ SỰ TÔN TRỌNG – GÓC NHÌN TỪ VIỆT NAM

    Dịch: Ngô Mạnh Hùng

    Gần đây, tôi đã viết một bài luận về thảm họa ô nhiễm môi trường ở Việt Nam và được đăng bởi một phương tiện truyền thông lớn. Ngay sau khi đăng bài viết trên LinkedIn, ông Pierre, một người Pháp sống tại Việt Nam, đã để lại một bình luận khiến tôi sững sờ: “Tôi là công dân Pháp… Vì Việt Nam từng là một thuộc địa cũ của Pháp, nên tôi không thể trách Việt Nam ngay cả khi tôi không thích”.

    Nói cách khác, vì ông Pierre có hộ chiếu của một cường quốc đã bóc lột tàn bạo thuộc địa cũ Việt Nam và nhân dân Việt Nam cho đến khi bị đánh bại hoàn toàn trong trận Điện Biên Phủ năm 1954, nên ông ấy không có quyền chỉ trích một cách xây dựng bất cứ điều gì diễn ra ở đây vào năm 2021!

    Việt Nam và có lẽ là các quốc gia khác vốn là thuộc địa của Pháp có quyền vượt qua không giới hạn đối với bất kỳ vấn đề xã hội nào, dù lớn hay nhỏ. Điều đó có liên quan gì đến vấn đề ô nhiễm không khí và nước đang tồn tại? Bạn hãy đoán nó: hoàn toàn không có gì!

    NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM: TỐT, XẤU VÀ XẤU XA!

    Trong một bài luận năm 2019 với tiêu đề “Bề ngoài nhìn vào: Một người Mỹ ở Việt Nam”, tôi đã viết về tình trạng thường mâu thuẫn và có vấn đề của người nước ngoài ở Việt Nam. Trong phần có tựa đề “Họ thích chúng ta, Yêu chúng ta thì không”, tôi đã thừa nhận rằng:

    “Tôi là một trong những sinh vật kỳ lạ đến từ một hành tinh xa xôi, bí ẩn gợi lên toàn cảnh cảm xúc, từ thích thú, tò mò đến thờ ơ, khinh thường và sợ hãi. Với tư cách là người ngoài cuộc, chúng ta là nguồn thu nhập, hình mẫu, phông nền của sự khôn ngoan, người mang tất cả những điều tốt đẹp, những dấu ấn dễ dàng, và cũng là những người nhập khẩu những xu hướng và khuynh hướng xấu xa. ‘Vẻ đẹp’ của mỗi người đều nằm trong con mắt của người đối diện: đa chiều và đôi khi là tâm thần phân liệt. Đôi khi, họ yêu chúng ta, đôi khi họ không yêu chúng ta, thường là với lý do chính đáng, dựa trên kinh nghiệm từ quá khứ hoặc trí nhớ tập thể”.

    Tôi cũng giải thích lý do tại sao rất nhiều người nước ngoài, khách du lịch, hành hương và người nước ngoài đổ xô đến Việt Nam trong những năm gần đây: Theo thứ tự bảng chữ cái (tiếng Anh) rút gọn: phiêu lưu, kinh doanh, từ thiện, tìm hiểu di sản văn hóa, tò mò, phát triển, tha thứ, yêu thương, sám hối, lợi nhuận, hòa giải, tôn giáo, học thuật, tình dục, và học tập. Một số người trong chúng ta đến đây để lấy đi, những người khác đến để cho (thực tế là trả lại), vẫn cũng có những người khác đến để trải nghiệm bình minh của thời đại mới ở một đất nước đang bù đắp cho thời gian đã mất trong thời trang tuyệt đẹp.

    Tôi đến đây vì một số lý do cao quý và đầy cảm hứng hơn trong tất cả những lý do đó. Tôi không phải là dân Tây ba lô phố Bùi Viện ở TP Hồ Chí Minh hay Phố cổ hoặc Hồ Tây ở Hà Nội, cũng không phải là người sống trong một khu biệt thực xa hoa sang trọng và rất ít tiếp xúc với người dân địa phương.

    Tôi không than vãn, rên rỉ và phàn nàn không ngừng trên Facebook về phong tục Việt Nam “khó chịu” và tại sao “họ” không thể giống “chúng ta” hơn. Tôi không đùa cợt với những anh hùng dân tộc Việt Nam và những nhân vật văn hóa đáng kính khác.

    Tôi thích, tôn trọng, và thậm chí ngưỡng mộ nhiều khía cạnh của văn hóa Việt Nam. Điều đó không có nghĩa là tôi chấp nhận tất cả những gì tôi thấy, nghe và trải nghiệm. Tại sao tôi phải khác với những người đã sinh ra và lớn lên ở đây? Trong khi tôi không phải là người Việt Nam, tôi đã sống ở đây 16 năm. Việt Nam cũng là đất nước của tôi.

    Sống ở Việt Nam với tư cách là một con người có tư duy và quan tâm đến từ một quốc gia khác không có nghĩa là tôi phải từ chối phán xét. Điều quan trọng là thể hiện những lời chỉ trích mang tính xây dựng một cách chính xác, đầy đủ thông tin và nhạy cảm về mặt văn hóa. Ô nhiễm môi trường là một cuộc khủng hoảng quốc gia ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của tất cả chúng ta, không phân biệt quốc tịch và của các thế hệ tương lai.

    Như câu nói, bạn không thể giải quyết một vấn đề cho đến khi bạn xác định và định nghĩa nó. Nếu bạn không thừa nhận vấn đề và đề xuất giải pháp, thì bạn chính là một phần của vấn đề. Im lặng không phải là một cách tiếp cận hiệu quả để giải quyết vấn đề. Những lời chỉ trích thực chất được thúc đẩy không phải bởi sự dè bỉu, nhỏ nhen, hay xa lánh văn hóa, mà là mong muốn cải thiện điều gì đó và thậm chí là sự hiểu biết rằng điều này là có thể.

    Tôi mang hộ chiếu của một quốc gia khác theo dấu chân đẫm máu của Pháp và tiếp tục gây ra những thiệt hại khôn lường cho con người, hệ thực vật, động vật và cơ sở hạ tầng của Việt Nam. Hậu quả chiến tranh của chất độc da cam và vật liệu chưa nổ (UXO) vẫn còn đang tàn phá đất nước này.
    Khi chiến tranh sắp kết thúc, tôi còn học trung học, nên tôi không đến đây để đền tội. Tuy nhiên, lịch sử bi thảm này làm tôi đau đớn và buồn bã. Đó là trách nhiệm thiêng liêng và trang trọng của tôi khi nhìn nhận và chấp nhận sự thật về lịch sử. Không giống như ông Pierre, tôi không bắt buộc phải ngồi lại, im lặng và xem sự hủy diệt sinh thái đang gây tác hại, để đề cập đến một ví dụ.

    PHÊ BÌNH LÀ MỘT BIỂU HIỆN CỦA SỰ QUAN TÂM VÀ LO LẮNG

    Ông Pierre tiếp tục làm chệch hướng cuộc đối thoại của chúng tôi bằng cách hỏi “Việt Nam xuất khẩu bao nhiêu tấn nhựa mỗi năm? (hầu hết lượng nhựa tiêu thụ ở Việt Nam được đưa vào các bãi rác, sông suối và các nơi khác trong môi trường, bao gồm cả đại dương) Vậy còn các nước ‘tiên tiến’ nằm trong số những nước gây ô nhiễm nghiêm trọng nhất trên thế giới thì sao?”. Đúng, nhưng không liên quan đến vấn đề đang bàn.

    Sau một hồi nói đi nói lại, ông nhắc lại việc không muốn chỉ trích người dân hoặc chính phủ Việt Nam:
    “Người Việt Nam biết ô nhiễm nghĩa là gì. Chúng ta, những người nước ngoài (Pháp và Mỹ) đã đến Việt Nam với súng, bom, bom napalm và chất độc da cam. Chúng ta đã phá hủy hàng nghìn km vuông ruộng và rừng. Chúng ta đã giết hàng triệu người bao gồm cả phụ nữ, trẻ em và ông bà già. Chúng ta đã cố tình bỏ đói cả vùng. Làm sao chúng ta có thể dám tư vấn cho người dân Việt Nam về ô nhiễm nhựa ngày nay? Ngay cả khi có rất nhiều điều đáng buồn và đáng trách, tôi vẫn sẽ không đổ lỗi cho người dân Việt Nam hay Chính phủ Việt Nam”.

    Một lần nữa, tất cả những điều này đều đúng nhưng chỉ là phần nổi của tảng băng chìm; tuy nhiên, nó không liên quan gì đến vấn đề nghiêm trọng về ô nhiễm môi trường hiện nay. Thành thật mà nói, đây là lần đầu tiên tôi nghe một người nước ngoài tuyên thệ nghiêm trang rằng sẽ không lên tiếng phản đối một vấn đề xã hội bức xúc chỉ vì quá khứ của đất nước anh ta đã đối xử tệ bạc với Việt Nam.

    Sự không muốn chỉ trích kỳ lạ của người nước ngoài này, bắt nguồn từ những gì nước Pháp đã làm đối với đất nước và người dân đất nước này trong gần một thế kỷ, là một tội ác âm thầm đối với Việt Nam hiện đại, nhưng không phải là thứ lợi ích mà anh ta nghĩ. Nó gợi nhớ đến thái độ trịch thượng của thực dân, một ví dụ về việc đối xử với người Việt Nam như trẻ em hơn là người lớn. Nó không gì khác hơn là sự thoái thác trách nhiệm của một người tuyên bố quan tâm đến ô nhiễm môi trường và tác động nguy hiểm của nó đối với con người và các sinh vật khác.

    Đưa ra những lời chỉ trích mang tính xây dựng về một vấn đề thường xuyên, không phải để nhằm chống phá, đánh đổ mà là để xây dựng lên. Nó được thực hiện không phải vì cảm giác tinh hoa vượt trội mà là sự quan tâm và lo lắng. Theo lời của nhà báo Hoa Kỳ Sydney J.Harris, những người thực sự yêu nước và tận tụy với đất nước, tự hào về những đức tính của đất nước thì phải mong muốn sửa chữa những khiếm khuyết của đất nước. Công dân toàn cầu có cùng ý thức về tinh thần công dân xuyên biên giới.

    TÔN TRỌNG MỚI LÀ LỜI XIN LỖI THAY CHO SỰ IM LẶNG

    Ông Pierre khẳng định rằng “đó không phải là vấn đề đáng trách, tôi chưa bao giờ đánh nhau với bất kỳ người Việt Nam nào, mà là vấn đề tôn trọng. Trừ khi người Việt Nam hỏi điều đó, còn thì tôi không được nói họ nên làm gì hay không”. Nhưng sự tôn trọng thực sự nên dành cho cả những người và những sinh vật sống khác mà sức khỏe của họ bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm, vì môi trường nuôi dưỡng tất cả chúng ta. Ông ấy không ủng hộ Việt Nam và môi trường bằng cách nhắm mắt làm ngơ trước một vấn đề tầm cỡ như thế này.
    Đây là một thái cực khác của việc không nói bất cứ điều gì vì một số quan niệm sai lầm về sự tôn trọng. Một cựu quan chức ngoại giao Hoa Kỳ, người từng chán ghét cái mà ông cho là kém cỏi đã từng nói như vậy về Việt Nam trong một thời điểm không được bảo vệ vào năm 1995: “Họ đã có 20 năm kể từ khi chiến tranh kết thúc để cùng hành động, và nơi này vẫn là một thảm họa. Hãy nhìn những gì Thái Lan đã làm được! Việt Nam nên học hỏi từ họ”. Sự khác biệt rõ ràng là Thái Lan luôn được ở trong hòa bình và đã được hưởng lợi từ hàng tỷ đô la Mỹ tài trợ cho phát triển cơ sở hạ tầng.

    Bằng cách từ chối chỉ ra các lỗi lầm và tìm kiếm các giải pháp, điều mà ông ấy coi là một nghĩa cử cao đẹp, người nước ngoài này đã gây bất lợi lớn cho một quốc gia sở hữu lòng tốt và thậm chí là một quốc gia vĩ đại, từ quá khứ, hiện tại và tương lai, và khả năng vượt qua những thử thách ghê gớm đã được chứng minh.

    Ô nhiễm môi trường đang ở gần hàng đầu trong danh sách ưu tiên và thời gian không chờ đợi một ai. Việt Nam và thế giới tự nhiên của nó cần tất cả sự giúp đỡ mà họ có thể tập hợp được từ những người Việt Nam và người nước ngoài coi Việt Nam là quê hương. Cố gắng tạo ra sự thay đổi tích cực chính là dấu hiệu cao nhất của sự tôn trọng.

Leave a Reply

Please log in using one of these methods to post your comment:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s