If the US stopped waging imperial wars, there would be no POWs or MIAs, fewer broken hearts, and fewer shattered nations. -MAA
Here’s my latest essay for CounterPunch.
Shalom (שלום), MAA
If the US stopped waging imperial wars, there would be no POWs or MIAs, fewer broken hearts, and fewer shattered nations. -MAA
Here’s my latest essay for CounterPunch.
Shalom (שלום), MAA
NHẪN KIM LOẠI, MẢNH XƯƠNG DƯỚI AO: CUỘC TÌM KIẾM VÔ TẬN NGƯỜI MỸ MẤT TÍCH Ở VIỆT NAM
(Tác giả: Nhà giáo dục Mỹ ở Việt Nam Mark Ashwill. Dịch: Ngô Mạnh Hùng)
Hai máy bay của Hải quân Hoa Kỳ lao nhanh tới một cây cầu ở Đông Phong Thượng, miền Bắc Việt Nam. Đó là tháng 6 năm 1965. Mây che phủ buộc chúng phải xuống cực thấp. Kẻ thù đã chờ sẵn bên dưới.
Các chớp lửa từ mặt đất bùng lên, và máy bay của Trung úy Frederick Crosby quê ở San Diego bốc cháy, lao xuống ao cá. Phi cơ trinh sát RF-8A không còn cơ hội nào khác, ngoài việc làm bắn tung tóe nước và bùn ao ra xung quanh.
Vào tháng 5 năm 2017, bắt đầu từ một bài báo trên tờ San Diego Union-Tribune về việc thu hồi thành công một số ít ỏi hài cốt của một lính Mỹ đã thiệt mạng trong cái gọi là “Chiến tranh Việt Nam”. Cần phải sửa lại: không phải “kẻ thù” đang chờ đợi từ mặt đất, mà là những người Việt Nam kháng chiến với mục tiêu cuối cùng là giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước của họ. Trong tích tắc đó vào một ngày oi bức của tháng 6 năm 1965, khi các hành tinh thẳng hàng nhau, những người lính bảo vệ quê hương của họ đã chiến thắng, hạ gục chiếc máy bay của không lực Hoa Kỳ.
“Kẻ thù” ở đây chính là phi công của chiếc máy bay phản lực trinh sát RF-8A, người cũng như nhiều người khác trước và sau anh ta, nhận ra mình đã nhầm chỗ, nhầm lúc. Trước Mỹ, là người Pháp trong Cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất. Những người lính này đã dành phần lớn cuộc đời trưởng thành của họ, kể cả những năm cuối tuổi thiếu niên, tham gia chiến tranh thay vì làm những gì mà hầu hết những người trẻ tuổi nên làm: tìm việc làm, học lên cao, yêu và lập gia đình.
Những gì còn lại của Trung úy Frederick Crosby ở dưới đáy một cái ao nằm cách Hà Nội về phía Nam 73 dặm? Không gì nhiều, sau hơn 50 năm ở vùng khí hậu nhiệt đới và vùng đất chua này. Chỉ còn một chiếc nhẫn cưới, một chiếc bật lửa, những mảnh đồng phục và một số mẩu xương, theo báo cáo.
1. Công cụ chính trị với ngân sách theo đạo luât Carte Blanche:
Trên đây là một câu chuyện phổ biến trong một chương trình tìm kiếm vẫn diễn ra với chi phí hơn 100 triệu đô la một năm trên toàn thế giới. Phần lớn công việc tập trung ở Đông Nam Á, bao gồm Campuchia, Lào và Việt Nam, nơi diễn ra cuộc chiến tranh ba mặt trận gần đây nhất của Hoa Kỳ.
Trong Cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai, Mỹ xâm lược, phá hủy và cuối cùng buộc phải rút lui vội vàng trong những ngày tàn cuối tháng 4 năm 1975, khi “quốc gia thân chủ” của nó, Việt Nam Cộng hòa (ở miền Nam Việt Nam) bị Quân đội Việt Nam DCCH và Quân giải phóng miền Nam đánh bại hoàn toàn.
Sau đó, Hoa Kỳ điên cuồng bắt đầu tìm kiếm tù binh, những người có trí tưởng tượng chính trị hoạt động quá mức đã đặt vấn đề quan trọng về hài cốt của tương đối ít chiến binh Hoa Kỳ đã trả cái giá cuối cùng cho sự tham gia của họ trong cuộc chiến đó, dù là quân nhân tình nguyện hay lính nghĩa vụ. Những điều này là có thật nhưng ngày càng cực kỳ khó tìm thấy khi thời gian dần trôi qua.
Trong khi cái chết của Crosby, giống như bất kỳ con người nào khác, rất bi thảm, và trong khi trái tim tôi hướng về gia đình anh ấy, một trong 58.300 người Mỹ đã chết trong cuộc chiến tranh, tôi cũng nghĩ về 3,8 triệu người Việt Nam đã thiệt mạng, hơn một nửa trong số đó là thường dân. Tỷ lệ người Mỹ chết ở Việt Nam là 1,53% so với tổng số người Việt Nam bị giết. Hãy suy nghĩ một chút về điều đó, trong im lặng.
Theo Cơ quan Kế toán Quốc phòng của POW/MIA (POW: tù binh chiến tranh, MIA: người Mỹ mất tích trong chiến tranh – người dịch), Việt Nam có ít nhất 300.000 người còn mất tích so với 776 MIA của Hoa Kỳ. Cũng theo Cơ quan Kế toán Quốc phòng của POW/MIA (DPAA), trước đây là Bộ Chỉ huy Thống kê POW/MIA (JPAC), tổng số MIA của Mỹ là 1.246 người, nhưng trong số đó có 470 người được phân loại là “không thể phục hồi”, có nghĩa là họ đã chết nhưng DPAA “không tin rằng có thể tìm kiếm được” hài cốt của họ.
Việc tìm kiếm tù binh và MIA đã trở thành một vấn đề nóng bỏng trong nhiều năm và nhiều thập kỷ sau chiến tranh, đến mức nó phải được giải quyết trước khi quan hệ ngoại giao có thể được bình thường hóa vào năm 1995 dưới thời Tổng thống Clinton. Điều này xảy ra bất chấp áp lực từ cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ khi nhận ra rằng họ đã chậm chân trong cuộc chơi kinh tế ở Việt Nam sau Đổi Mới năm 1986. Cờ POW phổ biến ở khắp mọi nơi, một thứ lạc hậu gần như ngay từ ngày đầu tiên ra đời, được giới thiệu vào năm 1972. Năm 1979, Tổng thống Jimmy Carter đã quyết định thiết lập Ngày kỷ niệm POW/MIA quốc gia, nhằm vào ngày thứ sáu tuần thứ ba của tháng 9 hàng năm.
Một điểm khác biệt chính là Mỹ có thể chi trả cho việc triển khai các cuộc thám hiểm để tìm kiếm hàng năm, bao gồm các nhà nhân chủng học, y học và một đội ngũ lớn lao động địa phương, trong khi Việt Nam thì không thể có nguồn tài chính cho việc tìm kiếm người của mình. Việc tham gia tìm kiếm này với người Mỹ tạo ra khá nhiều việc làm cho cư dân địa phương, đôi khi được xem như một cách giải quyết việc làm.
Nó cũng là một phương tiện nhằm chấm dứt sự thù địch chính trị; giúp một cựu thù tìm kiếm hài cốt MIA của mình, và Việt Nam sẽ được đền đáp bằng các mối quan hệ tốt đẹp hơn. Phương pháp “cây gậy và củ cà rốt” đó cũng được sử dụng để tạo hiệu quả tốt khi Mỹ đòi Việt Nam phải trả một số khoản nợ do chế độ ở miền Nam Việt Nam vay Hoa Kỳ. Điều này sau đó đã dẫn đến một chương trình học bổng trong Dự án được gọi là Giáo dục Nền tảng Việt Nam (khoản tiền đó là gần 150 triệu đô la, theo thời giá đầu thập kỷ 1990, Việt Nam phải trả nợ thay cho ngụy quyền Sài Gòn được sử dụng tại chỗ cho chương trình này, xây dựng trường và học bổng tại Đại học Fulbright Việt Nam – người dịch).
2. Lợi tức đầu tư (ROI):
Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ từ lâu đã chi hơn 100 triệu đô la mỗi năm cho các nỗ lực tìm kiếm các binh sĩ mất tích của mình. Đối với năm tài chính 2021, kết thúc vào ngày 30 tháng 9 năm 2021, Cơ quan Kế toán POW/MIA có ngân sách gần 130 triệu đô la và khoảng 700 nhân viên trên toàn thế giới. Mức lương trung bình hàng năm cho mỗi người là 143.000 đô la. Và dưới đây là số hài cốt lính Mỹ mà họ tìm thấy từ năm 2016 đến năm 2021:
+ 2016: 163
+ 2017: 183
+ 2018: 203
+ 2019: 218
+ 2020: 200
+ 2021: 200 (dự kiến)
Như vậy, tìm thấy 1.167 hài cốt trong 6 năm. Trong trường hợp bạn cần tính toán, số tiền chi phí lên tới 650.000 đô la cho mỗi hài cốt, kể cả cho số dự kiến tìm thấy trong năm tài chính 2021. Nghĩa là 130 triệu đô la một năm sẽ không đủ và trên tinh thần hợp tác công tư, DPAA phải chấp nhận các khoản tài trợ, một tấm gương quan liêu sáng ngời của Hoa Kỳ.
Kể từ một vài năm trước, DPAA, có trụ sở đặt tại Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội, được chính phủ Việt Nam gọi là Văn phòng MIA Hoa Kỳ, có biên chế gồm 8 người Mỹ làm việc toàn thời gian, bao gồm 2 sĩ quan, 2 hạ sĩ quan và 4 nhân viên dân sự. Ngoài ra còn có khoảng 20 nhân viên Bộ Ngoại giao Việt Nam làm công việc hỗ trợ hành chính và hậu cần, nhân viên bảo vệ, lái xe và quản gia.
Trong năm tài chính 2021, các hoạt động thực địa chung (JFAs) có sự tham gia của khoảng 95 nhân sự Hoa Kỳ, cộng với các đối tác Việt Nam của họ. Các nhóm này triển khai các cuộc điều tra và khai quật trên khắp đất nước trong thời gian khoảng 30 ngày cho mỗi JFA. Đại dịch COVID-19 buộc sứ mệnh JFA đầu tiên do DPAA đứng đầu phải hủy bỏ, nhưng thay vào đó, ba nhóm gồm toàn người Việt Nam đã bắt đầu hoạt động thực địa thứ 141 vào cuối tháng 10 năm 2020, bao gồm các địa điểm ở Lạng Sơn, Yên Bái và Quảng Nam các tỉnh khác.
Các hoạt động lần thứ 142 thuộc lĩnh vực này bắt đầu vào ngày 19 tháng 2 năm 2021 và dự kiến kết thúc vào ngày 18 tháng 3. Các tổ giúp việc cho nhóm tìm kiếm sẽ tiếp tục cho đến tháng 1 năm sau. Điều này đã được dự kiến từ những JFA đầu tiên kể từ khi đại dịch COVID bắt đầu, tháng Hai năm 2020.
Những hài cốt thu hồi được cho là của binh lính Mỹ sẽ được chuyển đến phòng thí nghiệm của DPAA ở Hawaii, với kinh phí 130 triệu USD, để các nhà nhân chủng học pháp y phân tích và xác định thêm.
Khoản đầu tư hàng triệu đô la không chỉ vào nguồn nhân lực mà còn là trang thiết bị. Vào tháng 12 năm 2020, văn phòng DPAA tại Hà Nội đã ra thông báo mời thầu cung cấp các thiết bị sau tại Đà Nẵng, từ tháng 1 năm 2021 đến tháng 12 năm 2023, để hỗ trợ sứ mệnh MIA của mình:
+ Ô tô 4 chỗ ngồi;
+ SUV 7 chỗ;
+ Xe tải 16 chỗ;
+ Xe buýt nhỏ 25 chỗ ngồi;
+ Xe khách 40 chỗ;
+ Xe tải: 1,25 tấn, 2,5 tấn, 3,5 tấn, 5 tấn;
+ Xe nâng hàng: 3 tấn, 7 tấn;
+ Cần trục: 15 tấn, 18 tấn.
Việc đấu thầu lưu ý rằng “các phương tiện được cung cấp phải đảm bảo vận chuyển khoảng 100 nhân viên DPAA và khoảng 35 tấn hàng hóa đến từng điểm khai quật nằm ở địa hình đồi núi và hiểm trở”. Một cơ hội kinh doanh khác cho các doanh nghiệp.
Từ góc độ vĩ mô, nếu Hoa Kỳ không tham gia vào quá nhiều các cuộc chiến tranh phi nghĩa và không cần thiết, thường là với chi phí thấp nhất về con người về phía họ và binh lính của họ, nhưng gây ra mất mát không thể tưởng tượng nổi về sinh mạng và các chi phí khác đối với các quốc gia mà các cuộc chiến này xảy ra, thì sẽ không, không bao giờ cần đến những cuộc thám hiểm tốn kém chỉ để tìm kiếm các mảnh xương (để phân tích và xác minh DNA), nhẫn cưới, bật lửa và các mảnh vụn quần áo.
Mặc dù việc để cho những đứa trẻ có thể đến thăm mộ cha là điều tạo ra một cảm giác thanh thản, nhưng quan trọng nhất là ký ức của nó, thứ mà gia đình sẽ luôn trân trọng, và di sản của người chết, sẽ sống mãi trong họ và con cái của họ. Khi chúng ta tiến tới kỷ niệm lần thứ 50 kết thúc chiến tranh vào năm 2025, bốn năm nữa và còn kéo dài, thời gian để tiếp tục tìm kiếm như vậy đã quá hạn từ lâu. Nhưng, giống như chính cuộc chiến tranh này và phần lớn lịch sử đẫm máu của Hoa Kỳ, Vergangenheitsbewältigung (thuật ngữ Đức, nghĩa là ‘đương đầu với quá khứ’ – người dịch), khả năng đối mặt và vượt qua quá khứ của quốc gia, như Đức đã làm trong thời kỳ hậu Thế chiến II, vẫn là một giấc mơ xa vời.
3. Cần có sự chia sẻ giữa “Những đứa con của người chết”:
Một cách để giúp thúc đẩy hàn gắn ở cả hai quốc gia là tập hợp những người con trai và con gái của những người lính từ cả hai bên đã chết trong chiến tranh, để họ bắt đầu hiểu được mức độ mất mát của nhau. Một trong những nỗ lực đó là “Dự án hai phía”, được hình thành vào tháng 3 năm 2015 bởi Margot Carlson Delogne, người có cha là Đại úy Không quân John W. Carlson, đã thiệt mạng khi hoạt động gần Biên Hòa năm 1966.
Như trang web của Dự án này đã giải thích, “Đầu tiên, 6 người trong chúng tôi đã đến Việt Nam để gặp gỡ hơn 20 người Việt Nam có cha hy sinh khi chiến đấu ở phía bên kia. Giờ đây, chúng tôi là một tổ chức phi lợi nhuận với mục tiêu kết nối nhiều hơn nữa những người bị ảnh hưởng tương tự bởi Cuộc chiến tranh của Hoa Kỳ ở Việt Nam và cuối cùng là các cuộc chiến tranh gần đây hơn. Chúng tôi biết rằng việc đối mặt với phía bên kia và nỗi sợ hãi của chính chúng tôi sẽ dẫn đến sự hiểu biết nhiều hơn và đem lại tác dụng chữa lành lâu dài. Chúng tôi đã phát hiện ra điều đó khi cùng nhau đến Việt Nam”.
Mặc dù “những đứa con của người chết” dường như có chung một hoàn cảnh, nhưng có một sự khác biệt rõ ràng giữa hai nhóm. Trong khi những người Việt Nam hy sinh vì lý tưởng để bảo vệ Tổ quốc của họ trước một kẻ xâm lược nước ngoài, thì những người lính Hoa Kỳ đã phải chết một cách vô ích. Sự thật này thật đau lòng khi nói ra, đặc biệt nếu bạn là một thành viên trong gia đình của những người lính Mỹ, hoặc bạn là một tín đồ thực sự.
Tôi đã viết về sự mất cân bằng này, giống như một hẻm núi sâu, về tỷ lệ số người chết giữa hai quốc gia trong một bài báo năm 2015 có tựa đề The Wall Times 65: Commemorate (dịch đăng bài này sau – người dịch). Trong đó có một minh họa đơn giản sẽ giúp bạn hiểu được tầm quan trọng khủng khiếp trong sự mất mát con người và cụ thể hơn là sinh mạng của người Việt Nam trong cuộc chiến tranh đó: Lần tới, khi bạn đứng tại Đài tưởng niệm Cựu chiến binh Mỹ ở Việt Nam ở Washington, DC, nghĩ về hơn 58.000 người Mỹ đã chết trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, có thể bao gồm cả bạn bè hoặc người thân trong gia đình của bạn, hãy đưa tay ra, chạm vào đá hoa cương đen, nhắm mắt lại và nhân chiều dài Bức tường lên gấp 65 lần, đó sẽ là danh sách của Bức tường Việt Nam!
4. Hãy tưởng tượng: Không có cuộc chiến nào mà không có POW, MIA hoặc KIA (Killed In Action, thuật ngữ của quân đội Mỹ, nghĩa là Chết Trong Chiến Đấu):
Mong muốn chân thành của tôi là những MIA còn lại của Hoa Kỳ, tất cả 776 người trong số họ, sẽ được yên nghỉ và gia đình họ được bình yên. Đã đến lúc phải giã từ lá cờ đen trắng cũ kỹ mệt mỏi bay trên hàng ngàn tòa nhà chính phủ, hình bóng của một người đàn ông đang cúi đầu, tháp canh, dây thép gai, và tất cả.
Lá cờ đó là nỗi ám ảnh về sự tự thương hại và tự ái, một cảm giác được cấy ghép rộng rãi rằng cuộc sống của người Mỹ là quan trọng hơn cuộc sống của những người không phải Mỹ. Họ cũng nên ném “Ngày kỷ niệm POW/MIA quốc gia” vào thùng rác của lịch sử. Đối với DPAA, 130 triệu đô la đó sẽ được chi tiêu tốt hơn nếu nó dành cho cuộc sống, bao gồm cho những người sống sót và nạn nhân của hậu quả chiến tranh ở Việt Nam và các quốc gia khác mà các di chứng chiến tranh như Chất độc Da cam và Vật liệu chưa nổ (UXO) vẫn tiếp tục gây biến dị di truyền, tàn phá sự sống và giết chết con người.
Nếu Mỹ ngừng tiến hành các cuộc chiến tranh đế quốc, sẽ không có tù binh chiến tranh POW, hay MIA, sẽ ít những trái tim bị tan nát hơn và ít quốc gia bị tan vỡ hơn – Như lời của một người trong cuộc, bắt đầu có sự biến đổi tư tưởng khi đứng ở Cổng Brandenburg sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, Andrew J. Bacevich, với nhận xét: “những chiếc vảy đã rơi ra khỏi mắt tôi’.
Trong một bài báo tháng 3 năm 2021 có nhan đề: “Cuộc chiến dài nhất của Mỹ đã kết thúc – Không có tiếng nổ, không có tiếng rên rỉ, không có chiến thắng”, Andrew J. Bacevich đã viết:
“Chỉ khi người Mỹ công khai thừa nhận những tội ác đế quốc của họ thì sự ăn năn thực sự mới trở nên khả thi. Và chỉ với sự ăn năn thực sự mới có thể tránh được những dịp tiếp theo để biến tội ác trở thành một thói quen. Nói cách khác, chỉ khi người Mỹ gọi chủ nghĩa đế quốc Mỹ bằng đúng tên của nó thì lời thề ‘không bao giờ xảy ra nữa’ mới đáng được coi trọng”.
Mặc dù tôi không mong đợi được nhìn thấy hoặc nghe thấy lời thừa nhận này trong phần đời còn lại của mình và có thể còn là trong tương lai lâu dài hơn nữa, nhưng đó là con đường duy nhất để có thể tiến về phía trước.
“The search for remains of US servicemen missing during the war in Việt Nam is a humanitarian activity between the Vietnamese and US Governments. This is the 155th hand-over of remains of US missing servicemen since 1973.”
https://vietnamnews.vn/society/989262/remains-of-missing-in-action-us-serviceman-handed-over-to-us.html
Read my article and then do the math to figure out how much each set of remains cost.