Here’s my latest essay for CounterPunch.

A short up-and-down overwater flight from Tân Sơn Nhất International Airport and, voilà, you’ve arrived. While your destination is just off the coast of southern Vietnam, it may as well be another world. In less than an hour, you are transported from the hustle and bustle of Ho Chi Minh City (Saigon) to the quiet and melancholic beauty of Côn SơnIsland, the largest and most infamous in the 16-island Côn Đảo Archipelago.
Vietnamese come from far and wide not just to enjoy breathtaking views of the sea, fresh seafood, and invigorating walks along pristine beaches, but also to participate in a solemn pilgrimage to dark places that are a legacy of French and US brutality. They are a stark testament to the supreme arrogance of one fading colonial power that handed the blood-stained baton to an ascending neocolonial power, both convinced they had the right to determine the destiny of a country not their own. Many of those who travel here are war veterans and former prisoners who pay homage to their fallen comrades.
This tropical paradise was a penal colony during the French colonial era and the US War in Vietnam. For 22,000 Vietnamese and some Cambodians, Côn Sơn Island was literally the last stop on a journey that began with their arrest and incarceration on the mainland. Their crime? Resisting the foreign invader du jour and fighting for their country’s independence and unification. In addition to execution, causes of death included disease and torture.
Shalom (שלום), MAA
We’ve Been Here Before: The Tiger Cages of Vietnam by Don Luce
My best friend was tortured to death in 1970. Nguyen Ngoc Phuong was a gentle person. But he hated the war and the destruction of his country. He was arrested by the U.S.- sponsored Saigon police in one of his many anti-government demonstrations. After three days of continuous interrogation and torture, he died.”He was tortured by the (Saigon) police but Americans stood by and offered suggestions,” said one of the men who was in prison with him.
https://historynewsnetwork.org/article/11001
I listened to this while writing part of this essay. Max Richter – Sleep Reconstructed (Path theme) https://youtu.be/GvAkbHF_q80
Thanks to Grazia Cavasino for sharing this poem on YouTube:
“The Infinite” by G. Leopardi
This lonely hill was always dear to me,
and this hedgerow, which cuts off the view
of so much of the last horizon.
But sitting here and gazing, I can see
beyond, in my mind’s eye, unending spaces,
and superhuman silences, and depthless calm,
till what I feel
is almost fear. And when I hear
the wind stir in these branches, I begin
comparing that endless stillness with this noise:
and the eternal comes to mind,
and the dead seasons, and the present
living one, and how it sounds.
So my mind sinks in this immensity:
and foundering is sweet in such a sea.
(translated by Jonathan Galassi)
ANH LINH CÁC LIỆT SỸ VÀ NHỮNG HUYỀN THOẠI – ĐIỀU KỲ DIỆU VÀ NỖI BUỒN Ở ĐẢO CÔN SƠN CỦA VIỆT NAM
(Tác giả: Mark A. Ashwill. Nguồn: https://www.counterpunch.org/…/of-spirits-martyrs…/. Người dịch: Ngô Mạnh Hùng)
Một chuyến bay ngắn trên mặt biển từ Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất và bạn sẽ đến nơi. Trong khi điểm đến của bạn là ngoài khơi miền nam Việt Nam, nhưng nó cũng có thể là một thế giới hoàn toàn khác. Trong vòng chưa đầy một giờ đồng hồ, bạn sẽ được đưa đón từ thành phố Hồ Chí Minh hối hả và nhộn nhịp đến với vẻ đẹp yên tĩnh và u uất của đảo Côn Sơn, với Côn Đảo là đảo lớn nhất và khét tiếng nhất trong 16 hòn đảo của Côn Sơn.
Người Việt Nam đến từ các phương xa không chỉ để thưởng ngoạn cảnh biển ngoạn mục, hải sản tươi sống, hay đi bộ dọc theo những bãi biển hoang sơ để tiếp thêm sinh lực, mà còn để tham gia vào một cuộc hành hương trang trọng đến với những nơi tăm tối ghi dấu sự tàn bạo của Pháp và Hoa Kỳ. Côn Đảo là minh chứng rõ ràng về sự kiêu ngạo tột độ của một quyền lực thực dân đang tàn lụi đã trao chiếc dùi cui nhuốm máu cho một quyền lực thực dân mới, cả hai đều tin rằng họ có quyền định đoạt vận mệnh của một đất nước không phải của mình. Nhiều người trong số những người hành hương đến đây là cựu chiến binh và cựu tù nhân đã bày tỏ lòng kính trọng đối với những đồng chí đồng đội đã ngã xuống của họ.
Thiên đường nhiệt đới này từng là thuộc địa hình sự trong thời Pháp thuộc và Chiến tranh của Hoa Kỳ ở Việt Nam. Đối với 22.000 người Việt Nam và một số người Campuchia, đảo Côn Sơn thực sự là điểm dừng chân cuối cùng trong hành trình cuộc đời của họ, bắt đầu bằng việc họ bị bắt và tống giam từ trong đất liền. Tội của họ ư? Đó là chống lại kẻ xâm lược nước ngoài và chiến đấu cho độc lập và thống nhất của đất nước của mình. Ngoài những cái chết bởi việc hành quyết, nguyên nhân tử vong của nhiều người bao gồm bệnh tật và việc tra tấn.
Người Pháp xây dựng nhà tù Côn Đảo vào năm 1861 để giam giữ các tù nhân chính trị và giao nó lại cho bộ máy quyền lực ở miền Nam Việt Nam vào năm 1954. Đây là một trại tù chính trị với điều kiện sống cực kỳ vô nhân đạo, các phương pháp tra tấn man rợ, không lối thoát mà đối với nhiều người, không thể tưởng tượng được là chúng tồn tại. Hoa Kỳ và các cộng tác viên tay sai của họ đã mài dũa địa ngục này trên Trái đất để đạt đến sự hoàn hảo theo đúng nghĩa đen.
CHUỒNG CỌP
Cũng như thực dân Pháp trước đó, các nhà tù tiếp tục được ngụy quyền ở miền Nam Việt Nam sử dụng như một nơi an ninh nghiêm ngặt và biệt lập để giam giữ, tra khảo và tra tấn các tù nhân chính trị của chúng – với sự cộng tác và tài trợ hết mình của các “nhà hảo tâm” Hoa Kỳ.
Điều khiến hầu hết thế giới biết được sự thật về Đảo Côn Sơn là kết quả của một phái đoàn tìm hiểu thực tế của Quốc hội Hoa Kỳ vào tháng 7 năm 1970, bao gồm hai đại diện Quốc hội Hoa Kỳ, Augustus Hawkins (1907-2007) và William Anderson (1921-2007), cùng với Tom Harkin (1939-), người sau này là nhân viên ở quốc hội rồi trở thành thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, dịch giả Don Luce (1934-), và Frank Walton (1909-1993), Giám đốc Văn phòng An toàn Công cộng và cố vấn về vấn đề nhà tù của tổ chức USAID.
Don Luce, người đã sống và làm việc tại Việt Nam từ năm 1958 cho Cơ quan Tình nguyện Quốc tế, một tổ chức phi chính phủ là hình mẫu cho Quân đoàn Hòa bình Hoa Kỳ và Hội đồng các Nhà thờ Thế giới, nhớ lại chuyến thăm trong một bài báo mà ông viết có tựa đề “The Tiger Cages of Vietnam” với thông tin được trích dẫn về điều này như sau:
“Trên đường ra đảo, Frank Walton, cố vấn nhà tù Hoa Kỳ, đã mô tả Côn Sơn chỉ giống như ‘một Trung tâm Giải trí và Hướng đạo của phương Nam’. Ông ta còn nói, đó là ‘nhà tù kiểu mẫu lớn nhất trong Thế giới Tự do’
Tuy nhiên, chúng tôi đã thấy một cảnh rất khác khi đến khu vực nhà tù. Sử dụng bản đồ do một cựu tù nhân Chuồng Cọp vẽ, chúng tôi đã chuyển hướng khỏi chuyến tham quan theo kế hoạch lập ra từ trước để nhanh chóng đi xuống một con hẻm giữa hai tòa nhà bên ngoài của nhà tù. Chúng tôi đã tìm thấy một cánh cửa nhỏ dẫn đến những chiếc lồng nhốt người giữa các bức tường của nhà tù. Một lính canh bên trong vì nghe thấy tiếng huyên náo bên ngoài nên đã mở cửa. Và chúng tôi lập tức bước vào.
Khuôn mặt của những tù nhân bên trong những chiếc lồng bí mật đó vẫn còn khắc sâu trong tâm trí tôi: một người đàn ông bị cụt ba ngón tay; một người đàn ông khác (sắp chết) quê ở Quảng Trị bị rạch hộp sọ; và một tu sĩ Phật giáo từ Huế, người đã lên tiếng gay gắt về việc đàn áp các Phật tử. Tôi nhớ rõ mùi hôi thối khủng khiếp do tiêu chảy và các vết loét hở nơi bị cùm sắt cứa vào mắt cá chân của tù nhân. ‘Donnez-moi de l’eau’ (cho tôi nước), họ cầu xin. Chúng tôi chạy loạn xạ giữa các phòng giam để kiểm tra sức khỏe của các tù nhân khác đang tiếp tục xin nước”.
Một số bức ảnh của Harkin và một câu chuyện đã được đăng trên tạp chí Life vào ngày 17 tháng 7 năm 1970. Dãy chuồng cọp này do người Pháp xây dựng vào năm 1940, bao gồm 60 phòng giam không có trần, được sử dụng để tra tấn tù nhân bằng cách bắt họ “tắm nắng” trong cái nắng gay gắt của vùng nhiệt đới. Những kẻ hành hạ họ thường xuyên chọc gậy qua song sắt, đánh đập tù nhân, ném vôi vào vết thương hở của họ và đi tiểu lên người họ.
Phần thưởng cho Luce về vai trò quan trọng của anh trong việc đưa sự thật về những hành động tàn bạo này đến với sự chú ý của dư luận thế giới là anh đã được Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn thu hồi đặc quyền thư tín, bị cảnh sát giám sát, bao gồm cả một lần cố gắng thủ tiêu anh ta (sắp đặt cho rắn độc cắn) và cuối cùng, anh bị trục xuất khỏi miền Nam Việt Nam chưa đầy một năm sau đó.
Vào đầu năm 1971, các chuồng cọp mới đã được xây dựng bởi các công ty Morrison-Knudsen Corp, và Brown and Root Company theo hợp đồng trị giá 400.000 đô la (tương đương 2,7 triệu đô la Mỹ vào năm 2021) với MACCORDS (Bộ chỉ huy hỗ trợ quân sự hỗ trợ hoạt động dân sự), cơ quan kinh tế bán quân sự của Hoa Kỳ tại miền Nam Việt Nam.
CUỘC HÀNH HƯƠNG HÀNG ĐÊM TẠI NGHĨA TRANG HÀNG DƯƠNG VÀ VÕ THỊ SÁU, NGƯỜI NỮ ANH HÙNG DÂN TỘC
Mỗi đêm, ngay trước nửa đêm, hàng trăm người hành hương đã đổ về Nghĩa trang Hàng Dương để cầu nguyện và tỏ lòng thành kính tại một số ngôi mộ trong số gần 2.000 ngôi mộ ở đó, nhiều ngôi mộ không có thông tin về người nằm dưới đó, trên mỗi ngôi mộ đều có ngôi sao đỏ và chữ “liệt sĩ”. Chỉ có 700 ngôi mộ được xác định thông tin. Xuyên suốt bóng đêm là ánh sáng đỏ rực của những nén hương đốt tại các ngôi mộ trong suốt nghĩa trang rộng 20 ha (50 mẫu Anh), mùi thơm hăng hắc của chúng phảng phất trong không khí im lặng của màn đêm dày đặc.
Ngôi mộ thu hút nhiều du khách nhất là của một nữ du kích quê ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ngày nay, tham gia kháng chiến chống Pháp khi mới 14 tuổi. Võ Thị Sáu (1933-1952) là một trong những những liệt sĩ nổi tiếng nhất đã hy sinh vì sự nghiệp giành độc lập của Việt Nam. Lê Hồng Phong (1902-1942), lãnh tụ thứ hai của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nguyễn An Ninh (1900-1943), nhà văn, nhà hoạt động và cách mạng, cũng được chôn cất tại đây.
Những người nổi tiếng khác còn sống sót sau thời gian bị giam cầm trong nhà tù ở đảo Côn Sơn là Lê Duẩn (1907-1986), một trong những kiến trúc sư của cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968; Phạm Văn Đồng (1906-2000), người từng là thủ tướng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1955 đến năm 1976 và của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thống nhất từ năm 1976 cho đến khi nghỉ hưu năm 1987; Lê Đức Thọ (1911-1990), người dẫn đầu phái đoàn Việt Nam tại Hội nghị Hòa bình Paris (ông được trao giải Nobel Hòa bình cùng với Henry Kissinger năm 1973, nhưng đã từ chối); Tôn Đức Thắng (1888-1980), người trở thành chủ tịch nước sau khi Hồ Chí Minh qua đời năm 1969; và Trương Mỹ Hoa (1945-), một người sống sót từ Chuồng cọp của Mỹ, từng làm phó chủ tịch Việt Nam từ năm 2002-2007.
Năm 14 tuổi, Võ Thị Sáu đã dùng lựu đạn giết chết một đại úy Pháp và làm bị thương 12 tên lính khác. Năm 1949, chị lại dùng lựu đạn nhằm tiêu diệt một trưởng làng người Việt, kẻ đã hành quyết nhiều chiến binh kháng chiến của Việt Minh. Nhưng lựu đạn không nổ và chị bị Pháp bắt. Võ Thị Sáu đã bị giam ở ba nhà tù trước khi bị chuyển đến nhà tù Côn Sơn, có lẽ là do người Pháp không đủ can đảm để thi hành án tử hình của chị trên đất liền vào thời điểm luật thực dân vẫn cho phép hành quyết phụ nữ. Chị là nữ tù nhân duy nhất bị Pháp giam giữ trên Côn Sơn.
Cũng như những người Việt Nam hy sinh vì nền độc lập tự do khác, Võ Thị Sáu, một nữ anh hùng dân tộc được tôn vinh trong nhiều tác phẩm sân khấu và các bài hát khác nhau, đã được nâng lên địa vị linh thiêng của tổ tiên người Việt. Mỗi thành phố và thị trấn của Việt Nam đều có những con đường mang tên bà, nhiều trường học cũng vậy. Bà là hiện thân cho tinh thần của hàng triệu người Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử, bao gồm cả những người lính trong các cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất và thứ hai, những người đã hy sinh tất cả, tuổi trẻ, sức khỏe, tình yêu, hạnh phúc cá nhân và tính mạng của mình để Việt Nam trở thành một thể thống nhất, một Quốc gia có chủ quyền.
Vào ngày 23 Tháng 1 năm 1952, hai năm trước khi Pháp thất bại ở Điện Biên Phủ (trong chiến dịch đó những người lính Việt Minh ở Điện Biên đã thường xuyên gọi tên Võ Thị Sáu), đưa đến sự kết thúc của Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, trước khi Mỹ giành toàn quyền chỉ huy chiến tranh và chiếm đóng trong cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ hai, Võ Thị Sáu đã bị hành quyết vào thời điểm mà khoảng 80% chi phí chiến tranh của Pháp đang được Mỹ tài trợ, điều này có nghĩa đó là người Mỹ cũng là thủ phạm gây ra vụ sát hại bà.
Vào buổi sáng ngày hành quyết, cha tuyên úy nhà tù đến thăm Võ Thị Sáu và nói với chị: “Bây giờ tôi sẽ rửa tội cho cô và rửa sạch tội lỗi của cô”. “Tôi không có tội gì hết”, chị Sáu đã trả lời, “ông hãy rửa tội cho những người sắp giết tôi. Tôi chỉ tiếc là mình chưa diệt được bọn thực dân cướp nước Việt Nam và lũ tay sai đã bán nước cho chúng. Tôi chỉ yêu cầu một điều. Khi các người bắn tôi, đừng che mặt tôi. Tôi đủ can đảm để nhìn vào nòng súng”. Chị muốn nhìn thấy quê hương lần cuối và nhìn thẳng vào mắt kẻ thù trước khi trút hơi thở cuối cùng.
Một ví dụ khác về sự không hề sợ hãi của chị Sáu: chị cất cao lời hát Tiến quân ca, là bài quốc ca của Việt Nam, cho đến khi có lệnh nổ súng, chị hô to “Đả đảo thực dân chiếm đóng!” và “Hồ Chí Minh muôn năm!”. Người ta nói rằng bảy người lính, mỗi người được phát hai viên đạn, nhưng chỉ có hai phát bắn trúng chị Sáu. Có suy đoán cho rằng họ đã uống rượu để có thể thực hiện nhiệm vụ dễ dàng hơn, hoặc đơn giản là họ run tay vì không dám xử tử một người phụ nữ. Thông tin phổ biến nhất là đội xử bắn đã bị kinh hoàng trước cái nhìn chằm chằm của chị Sáu. Một viên đạn găm vào hông chị và viên kia sượt qua mặt chị. Thay vì ra lệnh cho việc tổ chức bắn loạt thứ hai, viên sĩ quan phụ trách đã đi đến chỗ chị, rút khẩu súng lục của anh ta, và giết chết chị ở cự ly sát gần.
Người Pháp – với sự trợ giúp của những kẻ tay sai được gọi là “những cậu bé làm việc vặt” địa phương – đã dập tắt cuộc đời trẻ trung và đầy hứa hẹn của Võ Thị Sáu vào sáng tháng Giêng hôm đó, nhưng sự sống cao cả và lớn hơn nữa là tinh thần của bà vẫn còn mãi, bà luôn chiếm một vị trí đứng đầu trong tập thể các nữ anh hùng và những người anh hùng khác trong lịch sử dài hàng thiên niên kỷ của Việt Nam. Bà hy sinh khi mới chỉ 19 tuổi.
Mọi người tập trung đến lăng mộ của bà để cầu nguyện cho bà và nói chuyện với bà, thắp hương và để lại đồ cúng tại mộ của bà. Một số người đưa tay ra để chạm vào bia mộ, mong tìm kiếm một sự kết nối nào đó, trong khi những người khác đứng lặng lẽ trong bóng tối, chắp tay và cúi đầu cầu nguyện.
Tôi đã nhiều lần đến thăm và cầu nguyện tại mộ của Võ Thị Sáu và luôn cảm thấy mình nhỏ bé trong sự cảm phục trước sự hy sinh cao cả mà bà và rất nhiều những người khác đã làm thay cho đất nước mình và cho công lý toàn cầu. Đến thăm Nghĩa trang Hàng Dương, tôi cảm thấy vô cùng kính trọng và biết ơn đối với những liệt sĩ, những người đã đạt được sự hy sinh cho lý tưởng và trở thành bất tử nhờ những hành động quên mình của họ.
Trong một bài luận năm 2015 về chuyến thăm Côn Sơn, James Rhodes đã mô tả hòn đảo này là một “nơi tuyệt đẹp với một lịch sử bi tráng. Nó cũng cho thấy rằng những người tốt sẽ chiến thắng trước những hành động xấu xa và bạo lực của kẻ khác. Đây là cảm giác chung lan tỏa ra khắp toàn bộ khu vực này, kết nối linh hồn này với linh hồn khác, bất kể họ có thể đang ở đâu. Chỉ với lý do này, nơi này cũng đã rất đáng để ghé thăm. ”
Quan sát này ghi lại bản chất linh thiêng và nỗi buồn lẫn lộn của cảm giác khám phá hòn đảo và dạo chơi trong khu đất thiêng của Nghĩa trang Hàng Dương. Cùng với sự bi tráng, có một nhận thức sâu sắc và khôn nguôi rằng hàng nghìn người có hài cốt được chôn cất ở đây đã đứng về phía chân lý của lịch sử và đã cống hiến cuộc đời của họ trong cuộc đấu tranh giành độc lập của Việt Nam. Đó là một trong những món quà của Côn Sơn dành cho những ai mà mắt vẫn có thể thấy, tai vẫn có thể nghe. Linh hồn của họ nhắc nhở chúng ta về triết lý của Đức Phật: Hành động của mỗi người là hành trang chân chính duy nhất của họ. Không ai có thể thoát khỏi hậu quả của hành động của mình. Hành động của mỗi người sẽ tạo nền tảng cho họ đứng trên đó”.
VIỆT NAM THỜI HẬU CHIẾN VÀ NHU CẦU TIẾP TỤC HY SINH
Trở lại năm 2021, đã 69 năm sau khi Võ Thị Sáu bị giết hại và 46 năm sau khi cuộc Chiến tranh của Hoa Kỳ ở Việt Nam kết thúc. Mặc dù Việt Nam đang ở trong hòa bình và tương đối thịnh vượng, nhưng Việt Nam đang phải đối mặt với hàng loạt vấn đề nhức nhối cũng như những lý do cao cả đáng để Việt Nam và thế giới tiếp tục đấu tranh. Các cuộc chiến hiện nay đang được tiến hành là chống lại biến đổi khí hậu, tham nhũng, phá rừng và ô nhiễm môi trường, trong số nhiều vấn đề khác.
Dù các liệt sĩ không còn nữa, nhưng sự cần cù, tinh thần dũng cảm, đức hy sinh vì dân tộc mà Võ Thị Sáu và những người khác đã thể hiện trong anh dũng chiến đấu cần được gìn giữ, phát huy để có thể đạt được mục tiêu phát triển bền vững lâu dài. Tinh thần bất khuất của Võ Thị Sáu phải được tiếp nối, dù dưới một hình thức khác thích ứng với thời đại mới.
====
Tất cả ảnh trong bài là của Mark Ashwill.
Des esprits, des martyrs et des légendes: la magie et le chagrin de l’île de Côn Sơn au Vietnam http://lagazetteducitoyen.over-blog.com/2021/11/des-esprits-des-martyrs-et-des-legendes-la-magie-et-le-chagrin-de-l-ile-de-con-s-n-au-vietnam.html
Un vol très court au-dessus de la mer, depuis l’aéroport international de Tân Sơn Nhất et voilà, vous êtes arrivé. Votre destination est juste au large des côtes sud du Vietnam, mais cela pourrait aussi bien être un autre monde. En moins d’une heure, vous êtes transporté de l’agitation de Ho Chi Minh-Ville (Saigon) à la beauté calme et mélancolique de l’île de Côn Sơn, la plus grande et la plus tristement célèbre des seize îles de l’archipel de Côn Đảo.
Les Vietnamiens viennent de loin non seulement pour profiter d’une vue imprenable sur la mer, des fruits de mer frais et de promenades revigorantes le long de plages immaculées, mais aussi pour participer à un pèlerinage solennel dans des lieux sombres hérités de la brutalité française et américaine. L’île de Côn Sơn demeure un témoignage accablant de l’arrogance suprême d’une puissance coloniale en déclin, qui a passé le relais ensanglanté à une puissance néocoloniale ascendante, toutes deux convaincues qu’elles avaient le droit de déterminer le destin d’un pays qui n’est pas le leur. Beaucoup de ceux qui viennent ici sont des vétérans de guerre et d’anciens prisonniers qui rendent hommage à leurs camarades tombés au combat.
Ce paradis tropical a été une colonie pénitentiaire pendant l’ère coloniale française et pendant la guerre américaine au Vietnam. Pour 22,000 Vietnamiens et un certain nombre de Cambodgiens, l’île de Côn Sơn était littéralement la dernière étape d’un voyage qui avait commencé par leur arrestation et leur incarcération sur le continent. Leur crime? Résister à l’envahisseur étranger et lutter pour l’indépendance et l’unification de leur pays. En dehors des exécutions, la maladie et la torture causaient de nombreux décès.
Les Français ont construit le complexe pénitentiaire de Côn Đảo en 1861 pour y détenir des prisonniers politiques et l’ont remis au gouvernement sud-vietnamien en 1954. C’était un Alcatraz politique d’une violence extrême, avec des conditions de vie inhumaines, des méthodes de torture barbares, aucune possibilité d’évasion et très peu de survivants. Les États-Unis et leurs collaborateurs de l’État vietnamien ont porté cet enfer sur Terre à une perfection dystopique.
Les cages du tigre
Comme l’avaient fait les colonialistes français avant lui, le gouvernement sud-vietnamien a continué à utiliser l’île comme un endroit sûr et isolé pour détenir, interroger et torturer ses prisonniers politiques – avec la pleine coopération, la collaboration et le soutien de son bienfaiteur américain.
Ce que la plupart des gens savent sur l’île de Côn Sơn résulte d’une mission d’enquête du Congrès en juillet 1970 qui comprenait deux représentants du Congrès américain, Augustus Hawkins (1907-2007) et William Anderson (1921-2007), accompagnés de Tom Harkin (1939-), traducteur, alors employé par le Congrès et plus tard sénateur américain, de Don Luce (1934-), et de Frank Walton (1909-1993), directeur du Bureau de la sécurité publique de l’USAID et conseiller pénitentiaire.
Don Luce, qui avait vécu et travaillé au Vietnam depuis 1958 pour International Voluntary Services, une ONG qui était le modèle pour le Peace Corps américain, et le Conseil œcuménique des églises, a évoqué cette visite dans un article intitulé The Tiger Cages of Viet Nam, d’où sont extraites ces informations :
À la sortie, Frank Walton, le conseiller pénitentiaire américain, a décrit Côn Sơn comme étant comme «un camp récréatif de scouts». C’était, a-t-il dit, «la plus grande prison du monde libre».
Nous avons vu quelque chose de très différent lorsque nous sommes arrivés à la prison. À l’aide de cartes dessinées par un ancien prisonnier des Tiger Cages, nous nous sommes éloignés de la visite prévue et nous nous sommes engouffrés dans une ruelle entre deux bâtiments de la prison. Nous avons trouvé là une petite porte qui menait aux cages, entre les murs de la prison. Un garde à l’intérieur a entendu l’agitation à l’extérieur et a ouvert la porte. Nous sommes entrés.
Les visages des prisonniers dans les cages en dessous sont encore gravés de manière indélébile dans mon esprit. L’homme aux trois doigts coupés ; l’homme (au seuil de la mort) de la province de Quang Tri, dont le crâne avait été fendu; le moine bouddhiste de Hué qui parlait passionnément de la répression frappant les bouddhistes. Je me souviens clairement de la terrible odeur d’excréments, et des plaies ouvertes à l’endroit où les chaînes entaillaient les chevilles des prisonniers. «Donnez-moi de l’eau», suppliaient-ils. Ils nous ont demandé de courir entre les cellules pour vérifier la santé des autres prisonniers et ont continué à demander de l’eau.
Certaines des photos de Harkin et une histoire ont été publiées dans l’édition du 17 juillet 1970 du magazine Life. Les cages à tigre, construites par les Français en 1940, comprenaient 60 cellules sans plafond qui servaient à torturer les prisonniers en les faisant «bronzer» sous le soleil tropical brûlant. Leurs bourreaux enfonçaient régulièrement des bâtons à travers les barreaux, battaient les prisonniers, jetaient de la chaux sur leurs blessures ouvertes et urinaient dessus.
Luce a été récompensée pour son rôle central dans la divulgation de ces atrocités à l’attention du monde: il lui fut interdit, par l’ambassade des États-Unis à Saigon, de recevoir son courrier à l’ambassade, il fut l’objet de la surveillance de la police, et même d’une tentative d’assassinat (par morsure de serpent) et il fut expulsé du pays, moins d’un an plus tard.
Au début de 1971, de nouvelles cages à tigres furent construites par Morrison-Knudsen Corp. et la Brown and Root Company dans le cadre d’un contrat de 40, 000 $ à l’époque (2,7 millions de dollars en 2021) conclu avec MACCORDS (Military Assistance Command Civil Operations for Revolutionary Development Support), le programme paramilitaire américain d’aide économique au Vietnam.
Le pèlerinage de nuit au cimetière de Hàng Dương et Võ Thị Sáu, héroïne nationale
Chaque nuit, peu avant minuit, des centaines de pèlerins se rendent au cimetière de Hàng Dương pour prier et rendre hommage à quelques unes des 2 000 tombes qui s’y trouvent, la plupart anonymes, chacune portant une étoile rouge et le mot liệt sĩ (martyr). Sept cent tombes sont marquées. La lueur rouge des bâtons d’encens brûlant au dessus des tombes du cimetière de 20 hectares traverse l’obscurité nocturne, leur odeur âcre est suspendue dans l’air épais de la nuit.
La tombe qui attire le plus de visiteurs est celle d’une écolière guérillero de l’actuelle province de Bà Rịa-Vũng Tàu, qui a rejoint la résistance anti-française à l’âge de 14 ans. Võ Thị Sáu (1933-1952) est l’une des martyres les plus célèbres de la cause de l’indépendance vietnamienne. Lê Hồng Phong (1902-1942), le deuxième dirigeant du Parti communiste du Vietnam, et Nguyễn An Ninh (1900-1943), écrivain, militant et révolutionnaire, sont également enterrés à Côn Sơn.
D’autres personnalités célèbres ont survécu aux prisons de l’île de Côn Sơn : Lê Duẩn (1907-1986), l’un des architectes de l’offensive du Têt de 1968; Phạm Văn Đồng (1906-2000), qui a été premier ministre de la République démocratique du Vietnam (le «Nord Vietnam») de 1955 à 1976 et de la République socialiste unifiée du Vietnam de 1976 jusqu’à sa retraite en 1987; Lê Đức Thọ (1911-1990), qui a dirigé la délégation vietnamienne à la Conférence de paix de Paris (il a reçu le prix Nobel de la paix conjointement avec Henry Kissinger en 1973, mais l’a refusé); Tôn Đức Thắng (1888-1980), devenu président après la mort de Ho Chi Minh en 1969; et Trương Mỹ Hoa (1945-), un survivant des cages à tigres américaines, qui a été vice-président du Vietnam de 2002 à 2007.
À l’âge de 14 ans, Võ Thị Sáu avait lancé une grenade, tuant un capitaine français et blessant 12 soldats. En 1949, elle lança une grenade sur un chef de village vietnamien, responsable de l’exécution de nombreux résistants vietnamiens, qui n’explosa pas. Elle fut capturée par les Français, puis envoyée dans trois prisons avant d’être enfermée dans la prison de Côn Sơn, probablement parce que les Français n’eurent pas le courage d’exécuter sa condamnation à mort sur le continent, à une époque où il était contraire à la loi coloniale d’exécuter une femme. Elle fut la seule femme prisonnière exécutée par les Français sur Côn Sơn.
Comme d’autres Vietnamiens morts pour la cause de l’indépendance, Sáu, une héroïne nationale célébrée dans le théâtre et la chanson, a été élevée au rang d’esprit ancestral. Chaque ville et village vietnamiens a une rue qui porte son nom, tout comme de nombreuses écoles. Elle incarne l’esprit de millions de Vietnamiens à travers l’histoire, y compris les soldats de la première et de la deuxième guerre d’Indochine, qui ont tout sacrifié, leur jeunesse, leur santé, leur amour, leur bonheur personnel et leur vie, afin que le Vietnam puisse devenir une nation unifiée et souveraine.
Le 23 janvier 1952, deux ans avant la défaite française à Điện Biên Phủ (au cours de laquelle les soldats Viet Minh évoquaient le nom de Sáu) et la fin de la première guerre d’Indochine, avant que les États-Unis ne prennent le relais de la guerre et de l’occupation dans la deuxième guerre d’Indochine, Võ Thị Sáu fut exécutée à un moment où environ 80% de l’effort de guerre français était financé par les États-Unis, ce qui signifie qu’ils étaient complices de son meurtre.
Le matin de son exécution, l’aumônier de la prison rendit visite à Sáu et lui dit : «Maintenant, je vais te baptiser et t’absoudre de tes péchés.» «Je n’ai pas de péchés, répondit-elle. Baptisez les gens qui sont sur le point de me tuer. Je regrette seulement de n’avoir pu exterminer les colonialistes qui ont volé le Vietnam et leurs acolytes, qui le leur ont vendu. Je ne demande qu’une chose. Quand vous viendrez me fusiller, ne couvrez pas mon visage. Je suis assez courageuse pour regarder ceux qui tirent.» Elle voulait voir sa patrie une dernière fois et regarder l’ennemi dans les yeux avant de rendre son dernier soupir.
Intrépide jusqu’au bout, Sáu a continué à chanter Tiến Quân Ca, actuellement l’hymne national du Vietnam, jusqu’à ce que l’ordre de tirer soit donné, après quoi elle cria: «A bas l’occupation coloniale!» et «Vive Hồ Chí Minh!» On dit que sept soldats, ayant chacun reçu deux balles, ont tiré – mais que seulement deux coups de feu atteignirent leur cible. (Certains pensent qu’ils avaient peut-être bu pour accomplir cette tâche, ou qu’ils n’avaient tout simplement pas pu se résoudre à exécuter une femme. La croyance populaire est que le peloton d’exécution ait été bouleversé par son regard fixe.) Une balle se logea dans sa hanche, l’autre effleura son visage. Plutôt que d’ordonner une deuxième volée, l’officier responsable s’approcha, sortit son revolver et tira à bout portant pour mettre fin à ses jours.
Les Français – avec l’aide de leurs «acolytes» locaux – ont mis fin à la vie jeune et prometteuse de Võ Thị Sáu ce matin de janvier, mais son esprit plus grand que nature perdure, sa place se perpétue dans le panthéon millénaire des héroïnes et des héros éternels du Vietnam. Elle n’avait que 19 ans.
Les gens affluent vers sa tombe pour prier pour elle et lui parler, brûler de l’encens et déposer des offrandes sur sa tombe. Certains tendent la main pour toucher sa pierre tombale, cherchant une sorte de connexion, tandis que d’autres se tiennent dans l’ombre, les mains jointes et la tête inclinée, en prières.
J’ai visité et prié sur la tombe de Võ Thị Sáu à plusieurs reprises et je suis toujours à la fois humilié et inspiré par le sacrifice suprême qu’elle et d’innombrables autres ont fait au nom de leur pays et de la justice universelle. La visite du cimetière de Hàng Dương me remplit d’un profond sentiment d’admiration et de gratitude pour ces martyrs, qui ont atteint le martyre et l’immortalité par leurs actes courageux.
Dans un essai de 2015 sur sa visite à Côn Sơn, James Rhodes a décrit l’île comme un «bel endroit avec une histoire tragique. Cela montre également que les bonnes personnes l’emporteront sur les actions mauvaises et violentes des autres. C’est le sentiment irrésistible qui émane de toute cette zone reliant une âme réceptive à une autre, peu importe où elles se trouvent. Rien que pour cette raison, cet endroit vaut le détour.»
Cette observation capture l’essence douce-amère de ce que l’on ressent en explorant l’île et en parcourant les terres sacrées du cimetière de Hàng Dương. Bien que tragique, il y a la prise de conscience profonde et apaisante que les milliers de personnes dont les restes sont enterrés ici se trouvaient du bon côté de l’histoire et ont donné leur vie dans la lutte pour l’indépendance du Vietnam. C’est l’un des cadeaux de Côn Sơn à ceux qui ont des yeux pour voir et des oreilles pour entendre. Leurs esprits nous rappellent le cinquième souvenir du Bouddha: Mes actions sont mes seuls véritables biens. Je ne peux pas échapper aux conséquences de mes actes. Mes actions sont le terrain sur lequel je me tiens.
Le Vietnam d’après-guerre et le besoin continu de sacrifice
2021. 69 ans après l’exécution de Võ Thị Sáu, 46 ans après la fin de la guerre des États-Unis. Bien que le Vietnam soit en paix et jouisse d’une relative prospérité, il est confronté à un éventail de problèmes brûlants et de nobles causes pour lesquelles il vaut la peine de se battre au nom du Vietnam et du monde. Les guerres actuellement menées le sont contre le changement climatique, la corruption, la déforestation et la pollution de l’environnement, parmi une multitude d’autres problèmes.
Alors que le martyre n’est plus requis, le travail acharné, le courage et le sacrifice sont nécessaires pour que la nation pour laquelle Võ Thị Sáu et d’autres ont si vaillamment combattus puisse atteindre son objectif de développement durable à long terme. L’esprit indomptable de Sáu doit vivre, bien que sous une forme différente adaptée à une nouvelle ère.
Toutes les photos, sauf la première, sont de Mark Ashwill.
Mark A. Ashwill est un éducateur international qui vit au Vietnam depuis 2005. Il est membre associé du chapitre 160 de Vétérans pour la paix. Ashwill blogue sur An International Educator au Viet Nam et peut être contacté à markashwill@hotmail.com.