The Wall Times 65: Commemorate That

Vietnam veteran ponders the sordid result of youthful patriotic fervor at The Wall in Washington, D.C.
Vietnam veteran ponders the sordid result of youthful patriotic fervor at The Wall in Washington, D.C.

As official United States forges ahead with its controversial 13-year Commemoration of the 50th anniversary of the Vietnam War, which, incredibly, extends from May 28, 2012 to November 11, 2025, and the world celebrates the 40th anniversary of the end of the American War in Vietnam this month, here’s a simple exercise that will help you comprehend the horrific magnitude of the loss of human and, more specifically, Vietnamese life during that war.

The next time you’re standing at the Vietnam Veterans Memorial in Washington, D.C. thinking about the 58,000+ Americans who died in what was essentially a war of national liberation, perhaps including friends or family members, reach out, touch the black granite, close your eyes and multiply The Wall by 65.

Let that sink in for a moment:

58,300

times

65.

Let’s call it the Vietnamese Monument, the Ultimate Wall, inscribed with the names of 3.8 million mothers and fathers, sons and daughters, grandmothers and grandfathers, nearly 9 percent of the population at the time, including 2 million civilians, who were murdered by the U.S. military, its client state and various allies, e.g. Australia and South Korea.

Follow this link to read the rest of this essay on The Huffington Post.

MAA

One thought on “The Wall Times 65: Commemorate That

  1. HÃY HÌNH DUNG VỀ “TƯỢNG ĐÀI VIỆT NAM” Ở MỸ
    (Bài báo gốc với tiêu đề “The wall times 65: commemorate” của tác giả Mark A. Ashwill, nhà giáo dục Mỹ ở Việt Nam. Dịch: Ngô Mạnh Hùng)
    Khi Hoa Kỳ chính thức khởi động cái gọi là “Dự án Kỷ niệm Chiến tranh Việt Nam” gây tranh cãi của họ đối với sự kiện kỷ niệm 50 năm kết thúc Cuộc chiến tranh, dự án kéo dài đáng kinh ngạc tới 13 năm, từ ngày 28 tháng 5 năm 2012 cho đến ngày 11 tháng 11 năm 2025. Vào thời điểm bài viết này, tháng Tư năm 2015, khi thế giới kỷ niệm 40 năm ngày kết thúc Cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, thì sự hình dung dưới đây sẽ là một bài tập đơn giản giúp bạn hiểu được tầm quan trọng khủng khiếp của sự mất mát về con người và cụ thể hơn là tính mạng của người Việt Nam trong cuộc chiến tranh đó.
    Lần tới, khi bạn đứng tại Đài tưởng niệm Cựu chiến binh Mỹ tham chiến ở Việt Nam ở Washington DC, nghĩ về hơn 58.000 người Mỹ đã chết trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, có thể bao gồm cả bạn bè hoặc người thân trong gia đình của bạn, hãy đưa tay ra, chạm vào phiến đá granit đen, gần mắt của bạn và nhân kích thước của Bức tường lên 65 lần.
    Hãy im lặng trong một lúc: 58.300 sinh mạng, nhân lên 65 lần…
    Hãy gọi tên nó là Tượng đài Việt Nam, Bức tường khắc tên của 3,8 triệu người cha người mẹ, con trai và con gái, ông bà nội và ông bà ngoại, gần 9% dân số Việt Nam vào thời điểm đó, bao gồm 2 triệu thường dân, những người đã bị sát hại bởi Quân đội Hoa Kỳ, chế độ tay sai của họ ở miền Nam Việt Nam và các chư hầu khác, ví dụ như Úc và Đại Hàn. Một người bạn tôi, là cựu chiến binh Hoa Kỳ đã kể câu chuyện này về một trong số 1,8 triệu linh hồn người lính Việt Nam đã hy sinh trong chiến đấu để bảo vệ đất nước của họ trước Pháp và Mỹ, những kẻ xâm lược nước ngoài nối tiếp nhau: “Một trong những nạn nhân của chúng tôi được tìm thấy khi vụ đấu súng dừng lại, máu của anh ấy vẫn tiếp tục chảy và chúng tôi nhận thấy anh ấy sở hữu một tấm huân chương. Tay thông ngôn nói với chúng tôi rằng người lính được khen thưởng huân chương đó là nhờ hành động anh hùng trong trận Điện Biên Phủ mười bốn năm trước đó. Trong khi chúng tôi được cử tham chiến để chống lại chủ nghĩa cộng sản, thì anh ấy đã chiến đấu cả đời cho quyền tự quyết của đất nước mình. Chúng tôi đã đi 12.000 dặm đến đây để giết anh ấy” – (Trong cuốn I would Rather Die Alone – for Peace: A Soldier’s Dream của Steve Banko, 2003).
    3,8 triệu sinh mạng không phải là một thống kê được rút ra từ không khí mỏng; Đó là số người chết trong chiến tranh, theo các nhà nghiên cứu từ Trường Y Harvard và Đại học Washington. Nó không bao gồm những người Việt Nam chết vì bệnh tật liên quan đến chiến tranh, đói kém hoặc không được chăm sóc y tế.
    3,8 triệu sinh mạng bị sát hại, 3,8 triệu thành viên trong gia đình đã trở thành ký ức, linh hồn tổ tiên và hình ảnh trên bàn thờ gia đình, 3,8 triệu số phận bị đóng băng theo thời gian. Trong trường hợp bạn đang đếm, đó là con số tương đương với 28,87 triệu người Mỹ hiện tại (thời điểm 24/4/2015, nghĩa là 9% dân số Mỹ), hoặc bằng tổng dân số của Delaware, New Mexico và Nam Dakota cộng lại. Nếu đặt nó trong quan điểm lịch sử, thì tương đương hơn 60% số người Do Thái đã bị sát hại trong sự kiện diệt chủng Holocaust do phát xít Đức gây ra.
    Hãy kỉ niệm điều đó!
    Nếu bạn muốn bắt đầu tìm hiểu như thế nào mà nhiều người lại có thể bị giết trong một khoảng thời gian ngắn như vậy, và tại sao rất nhiều cựu chiến binh Hoa Kỳ trong cuộc chiến tồi tệ đó bị PTSD (hậu chấn tâm lý, ở đây là hội chứng chiến tranh – người dịch), lại trở thành đội quân vô gia cư đại diện không tương xứng cho hình ảnh của Quân đội Mỹ trong giai đoạn lịch sử đó, hội chứng đó đã tiếp tục cướp đi mạng sống của họ ở mức báo động, hãy đọc cuốn sách bán chạy nhất của Nick Turse, Kill Anything That Moves: The Real American War in Vietnam (Cuộc chiến tranh thật sự của Mỹ ở Việt Nam: giết tất cả những gì cử động – người dịch).
    Nếu sự thật đôi khi gây tổn thương, thì sự thật cụ thể này – với tất cả tàn bạo ẩn trong màu sắc kỹ thuật của nó – sẽ tàn phá và ám ảnh bạn. Nhưng nó cũng sẽ giúp bạn được tự do, không còn bị ảo tưởng mà đối diện với sự thật, không có nơi nào để lẩn trốn sự thật nữa, cả hai điều đó đều là điều kiện tiên quyết cần thiết để có thể vượt qua quá khứ tồi tệ.
    Bây giờ, hãy nhắm mắt lại và hình dung, để một bức tường bằng đá granit đen bóng lớn hơn và lâu hơn nhiều lần hình thành trong tâm trí bạn, “Tượng đài Việt Nam”, kéo dài từ Điện Capitol qua Đài tưởng niệm Lincoln đến Đài tưởng niệm Washington qua Nhà Trắng và trở lại Điện Capitol. Nó vẫn chưa phải là tất cả mọi điều về Hoa Kỳ, phải không?

Leave a Reply

Please log in using one of these methods to post your comment:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s