Dishonor by Association: A Red, White, and Blue Object Lesson

Those who choose to side with the victims and tormented over the victimizers and the tormentors are often the target of scorching criticism from those who accept and support the system as is, be they people of power, or the uncaring legion of the like-minded.

This essay is about a former US ambassador to Viet Nam, but he’s just one of many who belong to a club I could never be a member of in good conscience and with my integrity intact. We are all judged by what we say and do, and the company we keep. Choose carefully.

Here are two excerpts:

As for Ted Osius, his close affiliation with the likes of Albright is a blood-red stain on his personal and professional reputation, not the feather in the cap he thinks it is. While America’s reconciliation with Vietnam was not impossible, the ability to decipher the objective truth about his country’s history and its role in the world, and to care about the implications, appear to be beyond his grasp. To paraphrase a quote from a 2020 Tweet about Trumpism, Ted and I don’t have a difference of opinion; we have a difference in morality.

The moral degree of separation between an oppressor and her (or his) sycophants is perilously close. Osius’ self-serving connection to Albright is an appalling example of dishonor and disgrace by association. Sadly, he’s not alone, one of “millions of abnormally normal people, living without fuss in a society to which, if they were fully human beings, they ought not to be adjusted.”


If I could dedicate this essay to someone, it would be to my brother – in the Asian sense – Fred Branfman (1942-2014), and those like him, who consistently choose the victims and tormented over the victimizers and the tormentors. They are my role models and heroes. I mention five, including two whistleblowers, one who was recently sentenced to 45 months in prison (Daniel Hale) and another who is living in exile (Edward Snowden), but there are many more. These people give me hope. At the same time, the countless victims of US state terrorism, the living and the dead, inspire and motivate me. I feel compelled to speak for those who have been silenced or are voiceless.

Agree, disagree, or a combination thereof, I welcome your feedback. 

Shalom (שלום), MAA

7 thoughts on “Dishonor by Association: A Red, White, and Blue Object Lesson

  1. This essay by Andrew Bacevich complements mine, especially the part about Madeleine Albright.

    Back in 1998, Secretary of State Madeleine Albright not only identified INS, but also captured its essence. Appearing on national TV, she famously declared, “If we have to use force, it is because we are America. We are the indispensable nation. We stand tall. We see further into the future.”

    Now, allow me to be blunt: this is simply not true. It’s malarkey, hogwash, bunkum, and baloney. Bullshit, in short.

    The United States does not see further into the future than Ireland, Indonesia, or any other country, regardless of how ancient or freshly minted it may be. Albright’s assertion was then and is now no more worthy of being taken seriously than Donald Trump’s claim that the “deep state” engineered the coronavirus pandemic. Also bullshit.

    https://www.counterpunch.org/2021/08/06/answering-the-armies-of-the-cheated-no-questions-about-war-please/

  2. Here’s what Chuck Searcy had to say in his 8 August 2021 Việt Nam Notes:

    Dishonor by association: a red, white, and blue object lesson.
    Mark Ashwill takes a different approach in this article in CounterPunch. Ashwill’s criticism is not about Ted Osius’s book, but the institutional environment which allows America’s leaders to get away with what would likely be treated as war crimes in a fair and open system of global justice.

    The conclusions Ashwill shares in this article he says are based on his experience as an international educator who has lived in Viet Nam since 2005, and his moral responsibilities as a citizen of the United States. Many Americans who know Ted Osius and who value his service as Ambassador in Viet Nam will find Ashwill’s critique arguable, many will likely view it as objectionable.

    I have known both Osius and Ashwill for more than two decades, and I consider them both friends. Each has made serious and lasting contributions to Viet Nam and the much improved relationship between Viet Nam and the US. Among excellent US ambassadors who served with distinction in the post here, Ted Osius was a standout, in my opinion. The institutional and ethical framework of the system within which we all operate – and how we respond to its challenges and constraints – is a serious matter raised by Ashwill that has merited deep consideration and discussion. It goes beyond Ted Osius and other diplomats and government servants, and probes the root of not just our international relations and global diplomacy, but who we are as human beings. There are no easy answers for any of us.

  3. In 2019, Bill Clinton and his fanatically pro-bombing former Secretary of State, Madeline Albright, visited Pristina, where they were “treated like rock stars” as they posed for photos with Thaci. Clinton declared, “I love this country and it will always be one of the greatest honors of my life to have stood with you against ethnic cleansing (by Serbian forces) and for freedom.” Thaci awarded Clinton and Albright medals of freedom “for the liberty he brought to us and the peace to entire region.” Albright has reinvented herself as a visionary warning against fascism in the Trump era. Actually, the only honorific that Albright deserves is “Butcher of Belgrade.” https://www.counterpunch.org/2020/06/30/bill-clintons-serbian-war-atrocities-exposed-in-new-indictment/

  4. NHỤC NHÃ BỞI HIỆP HỘI: BÀI HỌC VỀ MỘT VẬT THỂ MÀU ĐỎ, TRẮNG VÀ XANH

    Tác giả dùng từ “hiệp hội” để chơi chữ, vừa ám chỉ hợp chủng quốc vừa nói đến các nhóm lợi ích tinh hoa Hoa Kỳ; “vật thể màu đỏ, trắng và xanh” là chỉ lá cờ Hoa Kỳ. Người dịch: Ngô Mạnh Hùng)

    “Những nạn nhân vô vọng thực sự của bệnh tâm thần được tìm thấy trong số những người có vẻ ngoài bình thường nhất. Nhiều người trong số họ bình thường bởi vì họ đã điều chỉnh rất tốt với phương thức tồn tại của chúng ta, bởi vì tiếng nói con người của họ đã bị im lặng từ rất sớm trong cuộc sống của họ, đến nỗi họ thậm chí không phải vật lộn, đau khổ hoặc phát triển các triệu chứng như người loạn thần kinh”.
    – Aldous Huxley, Brave New World Revisited

    Ted Osius, cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam và gần đây nhất là phó chủ tịch phụ trách chính sách công và chính phủ cho Google khu vực Châu Á Thái Bình Dương, đã có một cuốn sách sắp xuất bản mang tên “Không gì là không thể: Hòa giải của Mỹ với Việt Nam”. Bài luận này không nói về cuốn sách mà là phản bác lại cách mà anh ta chọn để thông báo nó trên mạng xã hội và cái tên mà anh ta đã dùng để thể hiện việc anh ta ủng hộ nó.

    Hãy yên tâm, tôi sẽ kết nối các dấu chấm dẫn từ quan sát có sẵn của Aldous Huxley với tư duy và quy tắc đạo đức cần thiết để tham gia vào điều mà một người như Osius tin rằng đó là danh dự của hiệp hội. Lưu ý rằng đây là một sự kết tội có chọn lọc, không phải là sự lên án chung về modus vivendi (khái niệm bằng tiếng Latinh chỉ cách sống, thường được hiểu là thỏa thuận tạm thời giữa những người có ý kiến, quan điểm khác nhau về chính trị – người dịch) của Osius. Điều đó không làm cho nó ít tai hại hơn.
    Huxley tiếp tục nói rằng những người mà anh ta mô tả chỉ là bình thường “trong mối quan hệ với một xã hội bất bình thường sâu sắc. Sự điều chỉnh hoàn hảo của họ đối với xã hội bất bình thường đó là thước đo chứng bệnh tinh thần của họ. Hàng triệu người bình thường bất thường này, sống không ồn ào trong một xã hội mà nếu họ hoàn toàn là con người, họ không nên bị điều chỉnh”. Hãy giữ suy nghĩ đó cho đến khi kết thúc.

    GIẾT NGƯỜI DO SỰ TRỪNG PHẠT CỦA NHÀ NƯỚC VÌ TIỀN VÀ MỤC ĐÍCH CÁ NHÂN

    Trớ trêu thay hoặc có thể không, chúng ta những người unwaveringly (kiên định) chọn đứng sang cùng bên với các nạn nhân và chịu đựng sự dày vò của những kẻ giữ ngục, trở thành mục tiêu của sự thiêu đốt của những lời chỉ trích từ những người chấp nhận và hỗ trợ hệ thống đàn áp, có thể là của các nhân vật quyền lực và nhiều ảnh hưởng, hoặc các đội quân thiếu suy nghĩ, không quan tâm đến cuộc sống của người khác.
    Điều này khẳng định những gì Huxley đã quan sát và George Orwell đã viết trong bản thảo lời tựa cho ấn bản đầu tiên của cuốn Animal Farm: “Những ý tưởng không phổ biến có thể bị bịt miệng và những sự thật bất tiện được giữ kín mà không cần bất kỳ lệnh cấm chính thức nào. … Tại bất kỳ thời điểm nào cũng có một sự chính thống, một nhóm các ý tưởng mà người ta cho rằng tất cả những người có tư duy đúng đắn sẽ chấp nhận mà không cần thắc mắc. Không chính xác là bị cấm nói điều này, điều kia, nhưng nếu nói điều đó vẫn là việc ‘không được làm’, cũng như vào giữa thời Victoria, việc đề cập đến quần tây khi có sự hiện diện của một người phụ nữ là hành động ‘không được phép thực hiện’.”

    Điều này làm dấy lên cuộc tranh luận về chủ nghĩa khủng bố nhà nước do Hoa Kỳ tài trợ, ví dụ, giết hại và xua đuổi di dời hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu đồng loại để theo đuổi các mục tiêu chính trị lạnh lùng, có tính toán. Ở Mỹ, đó là một hiện tượng mà hầu hết “những người có tư duy đúng đắn” chấp nhận mà không cần nghi ngờ, dựa trên cách mà Madeleine Albright, George W. Bush, Henry Kissinger, Bob Kerrey, Colin Powell và một danh sách dài các nhà lãnh đạo cũ và hiện tại khác đã thực hiện và tăng cường.
    Noam Chomsky nói trong một bài phát biểu năm 1990 rằng “Nếu luật Nuremberg được áp dụng, thì mọi tổng thống Mỹ thời hậu chiến đều sẽ bị treo cổ” – tham chiếu đến Tòa án Quân sự Quốc tế tại Nuremberg vào năm 1946. Logic tương tự cũng áp dụng cho nhiều cấp dưới của họ, những người có liên quan trong việc hoạch định và thực hiện chính sách. Lời xin lỗi và phản hồi không được tính, chúng vô nghĩa đối với những người không còn được ở trong cuộc sống.

    Trong chiến hào, theo đúng nghĩa đen, các đại diện của chính phủ Hoa Kỳ và những người dân thường ủng hộ họ đã trốn tránh tội giết người. Một cựu chiến binh Hoa Kỳ tên là Roy E.Bumgarner (1930-2005) thích giết người mà không bị trừng phạt đến nỗi hắn ta đã dành tới bảy năm ở Việt Nam để làm việc đó.
    Nick Turse, tác giả của cuốn sách bán chạy nhất “Giết tất cả những gì động đậy – Cuộc chiến tranh thực sự của Mỹ ở Việt Nam”, đã viết: “chiến tranh luôn tôn vinh và đề cao những kẻ giết người loạn thần. Và Việt Nam đã trở thành sân chơi của họ”. Bumgarner được báo cáo là kẻ đã giết ít nhất 1.500 “quân địch”, vượt quá “tiêu chuẩn” ở Việt Nam. Nhiều nạn nhân được xác nhận là phụ nữ, trẻ em và người già hoàn toàn không có vũ khí.

    Một người lính trong đội mèo rừng của hắn ta nói với một điều tra viên điều tra tội phạm trong Quân đội rằng “chỉ vài tuần trước, tôi chứng kiến Bumgarner đã giết một cô gái Việt Nam và hai đứa bé trai, những người không có bất kỳ vũ khí nào”. Hắn ta được biết đến là người đã treo những quả lựu đạn lên cơ thể các nạn nhân của mình, kể cả trẻ em, để có thể xếp họ vào danh sách quân thù bị giết. Điều này được gọi là Quy tắc Mere Gook trong cuộc chiến tranh tàn bạo ở Việt Nam: “Nếu nó chết và là người Việt Nam, thì đó là Việt Cộng”!

    Roy đã phải trả giá gì cho tội ác chiến tranh của mình? Sau khi ra tòa án binh và bị kết án vì tội giết người không chủ đích, hắn ta chỉ bị hạ cấp bậc và bị phạt tiền. Không có thời gian tù giam. Trên thực tế, hắn vẫn tiếp tục cuộc đời binh nghiệp và lấy lại quân hàm cũ. Bumgarner, kẻ đã chết vào năm 2005 trong một cuộc sống nghỉ hưu yên tĩnh nhưng không bình lặng, được chôn cất tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington, thường được những người Mỹ sống ở Mỹ mô tả là “Vùng đất linh thiêng nhất của quốc gia”.
    Trước khi được Tổng thống Nixon ân xá, một tên tội phạm chiến tranh khét tiếng hơn, Trung úy William Calley, đã bị quản thúc 3 năm vì vai trò của hắn trong vụ thảm sát Mỹ Lai ngày 16 tháng 3 năm 1968, trong đó 504 thường dân đã bị sát hại. Trước giờ bị hành quyết tàn bạo, nhiều phụ nữ đã bị hãm hiếp và buộc phải quan hệ tình dục bằng miệng với những kẻ hành hạ trong Quân đội Hoa Kỳ.

    Cả Bumgarner và Kissinger đều là những kẻ sát nhân trốn tránh công lý, Bumgarner giờ đang nằm trong ngôi mộ năm sao của hắn ta và Kissinger vẫn sống khỏe mạnh, luôn sẵn sàng làm sáng tỏ những hồi ức vào khoảnh khắc ông ta trút hơi thở cuối cùng. Hai kẻ này khác nhau như thế nào?

    Bumgarner giết người trực tiếp trong khi Kissinger thực hiện điều đó từ một văn phòng ở Washington DC. Sau đó ra lệnh và đọc các báo cáo, về số lượng xác chết và tất cả. Tên thứ nhất nghe thấy tiếng khóc và tiếng rên rỉ của các nạn nhân của mình và máu nóng của họ bắn tung tóe. Tên thứ hai có hàng triệu giọt máu trên bàn tay già nua nhăn nheo của mình. Ở đây, nếu so sánh thì Bumgarner vẫn là một người đi con đường bằng phẳng hơn so với Kissinger!

    Cả hai đều hỗ trợ và tiếp tay cho một trong nhiều cuộc xâm lược đế quốc của Hoa Kỳ để lại hàng ngàn và hàng triệu nạn nhân sau lưng. Phục vụ đất nước theo giá trị Hoa Kỳ bao gồm cả tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người. Đó là thế giới mà tất cả những người hầu cận của đế chế Hoa Kỳ, trong ánh đèn sân khấu hay trong bóng tối, hoạt động và thực sự giàu có, đặc biệt là sau khi rời khỏi công việc của chính phủ.

    TED OSIUS: TỪ ĐẠI SỨ HOA KỲ ĐẾN PHÓ CHỦ TỊCH GOOGLE

    “Sự trung lập giúp kẻ áp bức, không bao giờ là giúp đỡ nạn nhân. Sự im lặng khích lệ kẻ hành hạ, không bao giờ là khích lệ người bị dày vò” – Elie Wiesel

    Ted Osius từng là đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam từ tháng 12 năm 2014 đến tháng 11 năm 2017 (kinh nghiệm trước đây của anh ta tại Việt Nam là tùy viên chính trị thứ nhất trong lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP Hồ Chí Minh, khai trương vào tháng 8 năm 1999). Anh ta từ chức ngay trước chuyến thăm đầu tiên của Tổng thống Donald Trump tới Việt Nam, chỉ sau thời hạn ba năm thông thường và có lẽ do phải chịu áp lực từ Nhà Trắng. Ngay sau đó, Osius được bổ nhiệm làm Phó chủ tịch Đại học Fulbright Việt Nam (FUV). Anh ta đã kéo dài khoảng sáu tháng ở vị trí đó, nộp đơn xin từ chức vào tháng 6 năm 2018. Điểm dừng chân tiếp theo trong hành trình sự nghiệp hậu chính phủ là Google ở ​​Singapore, nơi anh ta đã làm việc trong hai năm rưỡi.
    Một dấu hiệu cho thấy suy nghĩ của Osius là cách anh ta xử lý sai đối với nhân vật Bob Kerrey. Việc bổ nhiệm Kerrey làm chủ tịch hội đồng quản trị FUV đã được Ngoại trưởng John Kerry công bố trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 5/2016 của Tổng thống Obama. Trong bài báo tháng 7 năm 2016 “Bob Kerrey và Đại học Fulbright – Họ đang nghĩ gì?” của tôi, một trong những người mà tôi nhắc đến là “họ” trong câu hỏi tu từ xếp hạng G của mình là Ted Osius.

    Bạn có thể nhớ lại rằng Kerrey đã dẫn đầu một biệt đội Navy SEALS giết chết 21 dân thường bằng vũ khí tự động và dao trong một chiến dịch của chương trình Phoenix (Chiến dịch Phượng hoàng) tại làng Thanh Phong ở Đồng bằng sông Cửu Long vào tháng 2 năm 1969, một vụ thảm sát mà nhớ nó ông ta đã được trao huân chương Ngôi sao Đồng. Đây là cách mà Kerrey nhớ lại tội ác chiến tranh đó trong cuốn hồi ký “Khi tôi là một người đàn ông trẻ tuổi” (Harcourt Books 2002): “Tôi nhìn thấy phụ nữ và trẻ em trước mặt chúng tôi bị đánh và bị cắt thành từng mảnh. Tôi nghe thấy tiếng khóc của họ và những giọng nói khác trong bóng tối khi chúng tôi rút lui đến kênh đào”. Chính Kerrey đã ra lệnh nổ súng và chặt phụ nữ và trẻ em thành nhiều mảnh.

    Trong một cuộc phỏng vấn với CBS 60 Minutes năm 2001, Gerhard Klann, một trong bảy lính SEALS dưới quyền chỉ huy của Kerrey, nói rằng Kerrey quỳ gối lên ngực một ông già, một cụ ông 65 tuổi, trong khi Klann dùng dao rạch cổ họng ông cụ.

    Tôi đã đưa ra luận điểm này trong một cuộc trao đổi email năm 2018 với Osius:
    “Ông nghĩ gì về việc Kerrey được bổ nhiệm vào vị trí đó? Với tư cách là Đại sứ vào thời điểm đó, tôi cho rằng ông đã được hỏi ý kiến, nếu không trực tiếp tham gia vào cuộc thảo luận đó. Ông đã ủng hộ nó? Hay ông đã bày tỏ sự lo lắng? Nếu trước đây ông đã lo lắng, tại sao?

    Những gì tôi đã khám phá ra trong tất cả những điều này là nạn nhân của cuộc thảm sát đó, cả người chết và người sống đều đã trở nên vô hình như thế nào. Thành thật mà nói, đó là động lực chính của tôi, không hề do “gắn bó” với bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào. Xu hướng của hầu hết những người liên quan đến vấn đề này là hoàn toàn phớt lờ về họ, vừa vô tâm vừa đáng trách về mặt đạo đức. Suy nghĩ của ông là gì?”.
    Câu trả lời mà tôi nhận được là … sự im lặng. Tôi đoán là anh ta gật đầu tán thành hoặc nhìn theo hướng khác trong khi việc bổ nhiệm Kerrey đang được thảo luận, hoàn thiện và đề xuất với Ngoại trưởng Kerry và Tổng thống Obama. Không có dấu hiệu phản đối nào được biết đến. Trong cả hai trường hợp, anh ta đồng lõa với sai lầm đạo đức và sự PR hoành tráng đó. Tôi tự hỏi liêm sỉ của anh ta ở đâu hay quy tắc đạo đức của anh ta là gì?

    TED OSIUS VỚI MADELEINE ALBRIGHT

    “Lesley Stahl: Chúng tôi đã nghe nói rằng nửa triệu trẻ em Iraq đã chết . Ý tôi là, số trẻ em chết ở Iraq còn nhiều hơn nhiều lần tất cả số nạn nhân ở Hiroshima. Và, bà biết đấy, cái giá phải trả như thế có xứng đáng không?
    Madeleine Albright:Tôi nghĩ đây là một sự lựa chọn rất khó khăn, nhưng giá cả – chúng tôi nghĩ cái giá phải trả đó là xứng đáng.
    – Phỏng vấn của chương trình CBS 60 phút , ngày 12 tháng 5 năm 1996 -”

    Trong nhiệm kỳ ngắn ngủi của mình tại Google Châu Á Thái Bình Dương, Ted Osius đã dành thời gian để viết một cuốn sách về mối quan hệ Việt – Mỹ. Dưới đây là một số đoạn trích từ một thông báo trên mạng xã hội. Không phải ngẫu nhiên mà anh ta đã đăng tải nó lên Facebook, trang mạng phổ biến thứ ba và là nền tảng mạng xã hội hàng đầu tại Việt Nam, vào ngày 30 tháng 4 năm 2021, Ngày thống nhất đất nước ở Việt Nam. Tôi trình bày trong ngoặc kép đối với các nội dung của Ted Osius và đăng các nhận xét của tôi:
    “Chúng tôi bắt đầu chuẩn bị cho chuyến thăm của Ngoại trưởng Madeleine Albright – chuyến công du đầu tiên của bà tới Việt Nam – chỉ sáu tuần sau khi Đại sứ Pete Peterson đến vào tháng 5 năm 1997. Chuyến đi này rất quan trọng theo đúng nghĩa của nó mà còn vì chúng tôi biết rằng nó có thể mở đường cho chuyến thăm của Tổng thống Bill Clinton. Bộ trưởng Albright đã đích thân tuyên thệ nhậm chức của đại sứ Pete, công nhận tính chính trực, khả năng vượt qua bi kịch và tập trung vững chắc vào tương lai của ông. Pete biết tôi đã từng là phụ tá và quan chức chính trị của Madeleine khi bà ấy là Đại sứ tại Liên Hợp Quốc, và Pete đã yêu cầu tôi chịu trách nhiệm lên kế hoạch cho chuyến thăm của bà Albright. Tôi rất ngưỡng mộ Madeleine và tôi rất thích thử thách này. Khi chúng tôi đã có thông tin về ngày chính thức, chỉ có mười ngày để tổ chức chuyến đi, và tôi đã chú tâm vào từng chi tiết”.

    Osius thể hiện bản lĩnh Albright của mình với niềm tự hào to lớn và tạo ra một thị trường ngách vững chắc với tư cách là người bảo vệ trung thành và là người theo dõi tận tụy của Albright. Anh ta đắm chìm trong ánh sáng của sức mạnh của ngôi sao Albright, ít nhất là trong trí tưởng tượng của anh ta.
    Điều đáng chú ý là một trong những cố vấn của Albright là Zbigniew Brzezinski, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Jimmy Carter. Ông ta là một người được cắt ghép từ cùng một tấm vải tư tưởng giống như Henry Kissinger, Brzezinski được Harvard trao học hàm phó giáo sư vào năm 1959.
    Sau cái chết của Brzezinski vào năm 2017, Albright, người gọi Brzezinski là “giáo sư, người cố vấn và người bạn thân yêu của tôi” cho biết bà ta “bị quyến rũ bởi sự xuất chúng, độc đáo của ông và sự hiểu biết tinh tường của ông về chính trị quốc tế và chiến lược lớn. Tôi đã may mắn có thể học hỏi từ ông ấy khi còn là một sinh viên tốt nghiệp tại Đại học Columbia, được làm việc cho ông ấy khi ông làm Cố vấn An ninh Quốc gia tại Carter Administration, và cộng tác với ông trong nhiều dự án khác nhau trong những năm sau đó. Brzezinski đã làm nhiều việc để giúp hình thành sự hiểu biết của tôi về các mối quan hệ quốc tế hơn bất kỳ ai khác ngoài cha tôi, và tôi rất biết ơn khi tôi được phục vụ trong chính phủ để có thể kêu gọi ông ấy cho các chỉ đạo và lời khuyên”.

    Osius tiếp tục: “Madeleine đã bị Việt Nam mê hoặc và bà ấy thích đi du lịch khắp đất nước này với Pete. Trong tất cả các chuyến đi của mình, bà đều cố gắng dành ra một chút thời gian để mua sắm. Bà biết rằng Hà Nội có một nền nghệ thuật địa phương sôi động, và sau các cuộc gặp gỡ chính thức, bà và Pete đã đến thăm một phòng trưng bày, nơi bà chiêm ngưỡng một bức tranh. Madeleine không mang theo đồng nội tệ nào, nhưng Pete bước lên và nói: ‘Tôi là người có đồng (tiền Việt Nam). Điều này gây ra rất nhiều tiếng cười. Thật vui khi được gặp lại Madeleine và thấy rằng bà ấy là người thông minh và duyên dáng, hài hước và lôi cuốn giống như khi bà ấy làm đại sứ Liên Hợp Quốc. Bà ấy đã dành thời gian giữa một lịch trình dày đặc để gặp tôi và nối lại mối quan hệ của chúng tôi”.

    Bỏ qua những điều có đôi chút thô thiển của một người như Đại sứ Peterson, điều mà Osius cho rằng sẽ khiến độc giả của anh ta cười khúc khích, lẽ ra anh ta sẽ được phục vụ tốt hơn – vì mục đích bán sách và lưu hậu thế – nếu liên kết mình với đại sứ chứ không phải với Albright. Peterson không có lịch sử hoạt động chính trị như Albright và chắc chắn không có máu của những người vô tội như bà ta, nếu loại trừ những người có thể đã bị ông ta giết khi là phi công chiến đấu F-4 Phantom II trước khi bị bắn hạ vào tháng 9 năm 1966, sau đó là sáu năm trong Nhà tù Hỏa Lò. Bạn sẽ không ngạc nhiên khi biết rằng Peterson là cố vấn cấp cao cho công ty tư vấn chiến lược quốc tế của Albright, Albright Stonebridge Group là một trong những nơi nhiều công chức đã nghỉ hưu kiếm tiền từ sự nghiệp và danh tiếng của họ. Osius đã được bổ nhiệm vào vị trí tương tự vào tháng 11 năm 2018 và rất có thể sẽ trở lại đó.

    “Tuy nhiên, chuyến thăm của Bộ trưởng không phải tất cả chỉ là các hoạt động như thế. Bà đã gặp Đỗ Mười, Tổng Bí thư 80 tuổi của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Dinh Độc Lập, nơi từng là trụ sở của các Tổng thống miền Nam Việt Nam. Là người ghi chép, tôi đánh giá cao cách làm việc thẳng thắn và dứt khoát của Madeleine khi bà ép nhà lãnh đạo chiến tranh cũ của Việt Nam về hồ sơ nhân quyền khốn khổ của đất nước ông. Đỗ Mười không quen với việc bị thử thách theo cách này, nhưng ông biết mình phải tham gia với bà nếu Việt Nam hy vọng có quan hệ với Hoa Kỳ”.

    Đây là cách gọi cái nồi màu đen là cái ấm (đánh tráo khái niệm – người dịch). Mặc dù Việt Nam có những vấn đề của họ, nhưng không thể không chống lại chính phủ mà Albright và Osius đại diện, một trong những chính phủ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng và nhiều nhất trên thế giới, và là “kẻ gây ra bạo lực lớn nhất trên hành tinh hiện nay”, như Martin Luther King Jr đã phải thốt ra những lời đó và nó vẫn đúng sau 54 năm. Toàn bộ cuộc chiến tranh, trong đó sinh mạng của 3,8 triệu người Việt Nam đã bị cướp đi, vô số người khác bị tra tấn, chịu di chứng và phải chạy nạn, chính là một sự vi phạm nhân quyền ở mức độ thứ n của Hoa Kỳ.
    “Đây là những gì Bộ trưởng Albright viết về cuốn ‘Không gì là không thể, Hòa giải của Mỹ với Việt Nam’ của tôi: đây là một trong những câu chuyện ngoại giao đáng chú ý nhất trong ba thập kỷ qua, và Đại sứ Ted Osius là trung tâm của tất cả. Trong cuốn sách mới của mình, Đại sứ Osius đưa độc giả về hậu trường của sáng kiến ​​này, giúp họ hiểu cách hai kẻ thù truyền kiếp đã cùng nhau tạo nên một tương lai tốt đẹp hơn cho người dân của họ. Không có gì là Không thể là một cuốn hồi ký hấp dẫn của một trong những nhà ngoại giao giỏi nhất của Mỹ – Madeleine K. Albright”.

    Sự chứng thực đáng rung động này là một lợi ích của việc trở thành thành viên của một hiệp hội ngưỡng mộ lẫn nhau. Đó là một trường hợp mang tính chất giáo khoa về sự bất hòa nhận thức trong đó Osius có thể – như anh ta đã làm với tội phạm chiến tranh tự thú Bob Kerrey – một lần nữa nhìn theo hướng khác và không quan tâm đến những tuyên bố và hành động của Albright dẫn đến cái chết của hơn một triệu người. Đóng băng trên chiếc bánh này là lời tựa của John Kerry. Không nghi ngờ gì nữa, cả hai đều được coi là “những nhà ngoại giao giỏi nhất của Hoa Kỳ” và trên thực tế, nếu bạn áp dụng định nghĩa của Huxley về những người chỉ bình thường “trong mối quan hệ với một xã hội bất bình thường sâu sắc”. Để trở nên “bình thường” trong bối cảnh rối loạn chức năng này là trở thành một người lính trung thành và một chính khách hoặc phụ nữ được kính trọng.

    TỔNG QUÁT

    Khi bạn nhiệt tình tán thành ai đó, như Osius đã làm với người cố vấn và ông chủ cũ của mình, bạn không cần phải chọn những phần nào để nắm lấy. Bạn nhận được toàn bộ gói, mụn cóc và tất cả. Sự kết hợp của anh ta với Albright, một người theo chủ nghĩa dân tộc Hoa Kỳ “Chúng ta thực sự là đặc biệt” và bị cáo buộc là tội phạm chiến tranh, là một thỏa thuận với ma quỷ. Hãy nghĩ về Iraq năm 1996 và Rwanda, trong số những ví dụ đáng sợ khác, bao gồm cả Iraq năm 2003. Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 9 năm 2003, Albright đã nói điều này về cuộc xâm lược, chiếm đóng và tàn phá đất nước đó, tất cả đều dựa trên những lời nói dối trơ trẽn: “Cá nhân tôi cảm thấy cuộc chiến là chính đáng trên cơ sở Saddam đã từ chối tuân thủ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về WMD kéo dài hàng thập kỷ”.

    Đó chính là bản chất con người Madeleine (Jana Korbel) Albright, người đã mất hơn một chục người thân, trong đó có ba ông bà, trong Holocaust (diệt chủng của phát xít Đức – người dịch). Rõ ràng, bà ta đã học được những bài học sai lầm từ trải nghiệm tan vỡ và chết chóc của gia đình mình với chủ nghĩa Quốc xã mà hầu như không có một chút cảm thông hay lòng trắc ẩn nào.

    Một người bạn đã chia sẻ nhận định này: “Ngay cả khi bạn khởi nghiệp với những ý định cao cả, ‘hệ thống’ vẫn được thiết lập để gài bẫy bạn và lôi kéo bạn vào câu lạc bộ bằng tất cả những lời dụ dỗ và lợi ích của nó”. Mặc dù đúng, đây không có lý do gì để tiếp tục là một thành viên mang thẻ của “câu lạc bộ”, trừ khi bạn chưa bao giờ “di chuyển” và “để ý đến dây chuyền của mình”, theo như diễn giải của nữ chiến sỹ cách mạng Rosa Luxemburg.

    Thực tế của vấn đề là bạn có thể từ chối trụ cột cụ thể này của hệ thống, chọn không tham gia và từ chối nó bằng mọi cách trong con người bạn, giống như những người như Daniel Ellsberg, Daniel Hale, Chelsea Manning, Edward Snowden, Ann Wright, và nhiều người khác đã làm. Nó không dễ dàng và thường nguy hiểm nhưng ít nhất bạn sẽ có thể ra đi với sự toàn vẹn của chính mình. Thay vào đó, Osuis đã chọn cách bỏ lô đề của mình vào với Albright và một hệ thống vừa thể hiện sự khác biệt vừa đặt niềm kiêu hãnh không đúng chỗ.

    Một câu nói của Fred Branfman (1942-2014), một nhà hoạt động chống chiến tranh đã quá cố của Hoa Kỳ được biết đến nhiều nhất với việc vạch trần cuộc chiến ném bom bí mật của Hoa Kỳ vào Lào. Đề cập đến cuộc chiến ở Đông Nam Á, ông nói: “Các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ chưa bao giờ thừa nhận trách nhiệm của họ về việc hủy hoại nhiều sinh mạng, chứ chưa nói đến việc xin lỗi hoặc sửa chữa tội một cách thích đáng đối với những người sống sót. Những người có trách nhiệm đã không bị trừng phạt mà còn được khen thưởng. Ký ức về nó đã bị xóa khỏi ý thức quốc gia, khi các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ không ngừng tuyên bố về sự tốt đẹp của đất nước và của chính họ. Hàng triệu sinh mạng dân thường đã bị cuốn xuống dưới tấm thảm, bị lãng quên, như thể vụ giết người và hành xác hàng loạt này, tàn phá vô số nhà cửa và làng mạc, vi phạm lịch sử cơ bản của con người – và luật bảo vệ dân thường trong thời gian chiến tranh mà các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ đã hứa sẽ tuân thủ – là chưa từng xảy ra”.

    Vì vậy, đó là với Madeleine Albright, nữ ngoại trưởng đầu tiên của Hoa Kỳ, thường được coi là một trong những nhà ngoại giao hàng đầu thế giới, người tiếp tục vận động cho dân chủ và nhân quyền (dành cho ai, tôi tự hỏi như vậy).

    Đối với Ted Osius, mối quan hệ thân thiết của anh ta với những người như Albright là một vết đỏ như máu đối với danh tiếng cá nhân và nghề nghiệp của anh ta, chứ không phải là vết lông trên người như anh ta nghĩ. Trong khi việc hòa giải của Mỹ với Việt Nam không phải là không thể, khả năng giải mã sự thật khách quan về lịch sử đất nước và vai trò của nó trên thế giới, và quan tâm đến những tác động, dường như nằm ngoài khả năng của anh ta. Để diễn giải một trích dẫn từ một Tweet năm 2020 về Chủ nghĩa Trump, Ted và tôi không có sự khác biệt về quan điểm, nhưng giữa chúng tôi có sự khác biệt về đạo đức.

    Mức độ đạo đức của sự tách biệt giữa một kẻ áp bức và các đồng minh của cô ta (hoặc của anh ta) là gần nhau một cách nguy hiểm. Mối liên hệ tự phục vụ của Osius với Albright là một ví dụ kinh hoàng về sự sỉ nhục và ô nhục bởi liên kết hiệp hội. Đáng buồn thay, anh ta không đơn độc, mà là một trong số “hàng triệu người bình thường khác thường, sống không ồn ào trong một xã hội mà nếu họ hoàn toàn là con người, họ không nên điều chỉnh”.

  5. Some of my favorite readers’ comments:

    Thanks for your brilliant piece about Ted Osius! I thought I was the only one who saw through his “I’m the Best Thing That Ever Happened to Vietnam” act.

    Fucking tremendous essay. Powerful. Necessary. Will distribute far and wide. Wish we were physically close enough for me to shake your hand, nay to hug you as a truth teller (excuse overused phrase, but it’s the truth).

    Powerful, hard-hitting, and heartfelt stuff, not only because I feel similarly but because the evidence backed it up. Great stuff. Kudos on a terrific piece!

    Spectacularly stirring piece. The cherry literally on top was the Huxley quote which so aptly sets up the synthesis you beautifully take the reader through.

    You once praised me for my writing skills but after reading this newest addition I REALLY feel honored for that because your use of the English language is so damn impressive. That coupled with being RIGHT on politically = powerful. Loved the Huxley and Orwell quotes, too.

    Ted Osius seems like a nice guy. I’ve never met him. He has tried to learn Vietnamese, embraces the culture, is married to a good guy and has a lovely family. I can’t forgive him for being Madeleine Albright’s acolyte (she’s abominable— more American than an American like another eager immigrant Kissinger who’s willing to be on the killer’s side instead of the victim) but I can understand because of Osius’ s age and lack of experience how he prefers a sanitized version of what his country did in VN.

    Thank you for this excellent piece. Hope it opens some eyes and brains.

    My fav comment on Twitter: “Fucking brilliant!”

    MAA

Leave a reply to maavn Cancel reply